Khánh Hoà: Hồi sinh các làng nghề truyền thống
Theo những người dân địa phương, nghề đan giỏ cần xé hình thành và phát triển hàng chục năm nay. Trước đây, số hộ làm nghề đan giỏ hoạt động nhỏ lẻ manh mún và làm bằng thủ công nên số lượng cung cấp ít. Dần dần sản phẩm trên thị trường tiêu thụ mạnh và người dân mạnh dạn đầu tư mua máy móc vào sản xuất nên số hộ đã tăng lên đáng kể.
Ông Trần Văn Dũng, thôn Tân Sinh Tây, xã Cam Thành Bắc, Cam Lâm vui mừng cho biết, sau khi lập gia đình, vợ chồng chỉ biết trồng mía, mì. Do thường xuyên ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất và thu nhập không được như mong muốn. Kể từ đó, gia đình bắt đầu theo những hộ xung quanh học nghề đan giỏ và sau đó truyền nghề lại. Đến nay, thu nhập của gia đình từ việc đan giỏ khá ổn định.
Theo ông Dũng, giai đoạn đầu do chưa quen nên mỗi tháng chỉ làm được vài trăm cái giỏ cần xé. Đến nay, ông Dũng đã gắn bó với nghề được 20 năm, hiện bình quân mỗi tháng cung cấp trên thị trường trên 1.000 cái giỏ, giá bán từ 30 - 45 nghìn đồng/cái, mỗi tháng trừ chi phí gia đình lãi hơn 10 triệu đồng. Sau nhiều năm tích góp, gia đình ông Dũng đã mua được xe ô tô tải trị giá gần 200 triệu đồng để cung cấp giỏ cần xé cho khách hàng.
Làng nghề đan giỏ cần xé của xã Cam Hiệp Nam và Cam Thành Bắc,
huyện Cam Lâm được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
Bà Trần Thị Lệ, xã Cam Thành Bắc, Cam Lâm gắn bó nhiều năm với nghề đan giỏ cần xé cho biết, gia đình ăn nên làm ra đều từ nghề này. Bình quân mỗi ngày thu nhập từ 300 - 500 nghìn đồng, gấp đôi so với đi làm thuê ở ngoài. Bà Lệ chia sẻ, nghề đan giỏ chỉ cần chịu khó thì thu nhập cao. Trước kia, làm bằng thủ công nên sản phẩm ít, sau khi liên hệ mua máy về làm thì số lượng tăng lên gấp 3 lần.
Bà Lệ chia sẻ, giỏ cần xé của gia đình cung cấp chủ yếu cho Ninh Thuận, Bình Thuận. Trung bình mỗi đợt cung cấp từ 15.000 – 20.000 cái. Toàn bộ cơ ngơi, các con cái ăn học và phương tiện có được cũng nhờ nghề đan giỏ cần xé.
Tương tự, đến thôn Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh (Khánh Hòa), nơi có làng nghề nổi tiếng về bánh in, bánh tráng nổi tiếng, khung cảnh nhộn nhịp của làng nghề thủ công truyền thống ngay từ đầu làng, với tiếng lách cách cán bột, tiếng phập phù của lửa, tiếng bành bạch của các chuyến xe chở hàng…
Chị Lê Thị Hồng, thôn Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh (Khánh Hòa) một trong những gia đình có truyền thống làm nghề bánh tráng lâu năm, bên bếp lửa hồng chia sẻ, làm bánh tráng, công đoạn tráng bánh là quan trọng nhất, phải khéo léo và quen tay, nếu không bánh sẽ không đều, chỗ mỏng, chỗ dày không ngon. Chị Hồng cho biết, gia đình có 3 đời làm nghề tráng bánh. Năm 16 tuổi, theo mẹ học nghề. Nhìn vậy chứ không dễ đâu, phải mất 2 tháng mới tráng quen tay.
Hiện thôn Phú Lộc hiện có khoảng 15 hộ gia đình làm bánh tráng. Theo các hộ dân làm nghề, thời điểm mà cả làng nghề nhộn nhịp nhất là vào thời điểm trước tết âm lịch hàng năm, người dân ở đây phải tăng công suất lên gấp 2-3 lần ngày thường mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Giá mỗi xấp bánh tráng (30 cái) mua tại lò 15.000 đồng, loại nhỏ và loại lớn 20.000 đồng. Người dân làng nghề có thu nhập khá ổn định, công việc đều quanh năm.
Trước sự hồi sinh của các làng nghề, giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, vừa qua UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định công nhận 6 nghề truyền thống, 4 làng nghề và 1 làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
6 nghề truyền thống được công nhận gồm: nghề gốm thôn Trung Dõng (Vạn Bình, Vạn Ninh); dệt chiếu cói Mỹ Trạch (Ninh Hà, Ninh Hòa); chế tác đá mỹ nghệ Phong Phú 1 (Ninh Giang, Ninh Hòa); dệt chiếu cói Vĩnh Thái (Nha Trang); gốm Lư Cấm (Ngọc Hiệp, Nha Trang) và đúc đồng Phú Lộc (Diên Khánh). 4 làng nghề gồm soi Trầm Hương Phú Hội 1 (Vạn Thắng, Vạn Ninh); chế tác đá mỹ nghệ Phong Phú 1, trồng hoa cúc Phong Phú 2 (Ninh Giang, Ninh Hòa); đan giỏ cần xé thôn Suối Cát (Cam Hiệp Nam, Cam Lâm). Có 1 làng nghề truyền thống là làng chế tác đá mỹ nghệ Phong Phú 1.
Các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định; được hưởng các chế độ ưu đãi về khuyến công, phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Khánh Hòa, các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước.
Bài và ảnh Công Thái - Minh Trung
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân
09:24 Nông thôn mới

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
09:24 Tin tức

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:24 Nông thôn mới

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại
09:23 Tin tức