Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.

hop-3.jpg

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội dự kỳ họp.

hop-1.jpg

Phiên khai mạc kỳ họp thứ mười bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI.

Tham dự kỳ họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; lãnh đạo đại diện các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố…

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, kỳ họp diễn ra ngay sau thành công của kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV với nhiều nội dung rất quan trọng, ý nghĩa đối với thành phố đó là: Cho ý kiến để hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đặc biệt Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô sửa đổi với tỷ lệ thống nhất rất cao (với tỷ lệ tán thành là 95,06%).

hop-8.jpg

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.

“Đây là các căn cứ pháp lý rất quan trọng để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển, tạo cơ chế đột phá, huy động tối đa nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh và bền vững”- đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh thêm.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho biết, theo chương trình kỳ họp đã được thông qua, kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố sẽ xem xét 17 báo cáo và thông qua 22 Nghị quyết. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng gồm:

Một là, HĐND thành phố sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm.

Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 và Nghị quyết của HĐND thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Là năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược, thường xuyên, quan tâm giải quyết các vấn đề dân sinh, bức xúc và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao: GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,0%; Thu ngân sách nhà nước ước đạt 252.054 tỷ đồng, bằng 61,7% dự toán, tăng 12,5% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 237.747 tỷ đồng, chiếm khoảng 94,3% tổng thu ngân sách nhà nước. (Đây là mức tăng khá cao trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức). Các ngành kinh tế đều tăng trưởng và phát triển ổn định.

hop-9.jpg

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc.

Trong 6 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng 13,7%, trong đó khách quốc tế đạt 3,14 triệu lượt khách, tăng 52,6% so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023. Công tác quy hoạch, quản lý, chỉnh trang, phát triển đô thị được đẩy nhanh tiến độ và có nhiều kết quả tích cực. Phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay toàn bộ 18/18 huyện, thị xã và 382/382 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế được quan tâm, đầu tư. An sinh xã hội được đảm bảo với nhiều hoạt động ý nghĩa dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và hướng tới kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô. Cải cách hành chính, chuyển đổi số, tăng cường phân cấp, uỷ quyền, sắp xếp tổ chức bộ máy được quyết liệt triển khai.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm đến an toàn cho bạn bè, du khách quốc tế và là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ cho chuẩn bị Quy hoạch Thành phố và Luật Thủ đô sửa đổi. Thành phố cũng tập trung, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và các dự án trọng điểm của Thành phố. Triển khai nghị quyết chuyên đề của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị quyết của HĐND Thành phố về đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và tu bổ các di tích. Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành uỷ về “tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị”; Hoàn thiện, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố; Triển khai một số nhiệm vụ công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 18 và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Chủ tịch HĐND thành phố cũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua giám sát của HĐND, Thường trực HĐND thành phố cho thấy vẫn còn một số khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế đặt ra trong quá trình phát triển. Kỳ họp này, đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố nghiên cứu kỹ các báo cáo, tài liệu để phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ ra các tồn tại hạn chế, bất cập, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024 và của cả nhiệm kỳ.

Hai là, HĐND thành phố xem xét, thông qua các báo cáo, nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung rất quan trọng như: cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công; Đề án tổng thể xây dựng hệ thống đường sắt đô thị; Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quy chế quản lý kiến trúc của thành phố; Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”…

Xem xét quyết định các nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành của các cấp, các ngành; các cơ chế, chính sách đặc thù có tác động sâu rộng nhằm đảm bảo an sinh và quan tâm, hỗ trợ các đối tượng, các lực lượng làm nhiệm vụ ở cơ sở như: mức hỗ trợ đối với người tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã; mức chi phục vụ hoạt động của MTTQ các cấp; mức chi, mức hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công và các hoạt động kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.

hop-6.jpg

Các đại biểu dự kỳ họp thứ mười bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI.

Ba là, về hoạt động giám sát: HĐND thành phố sẽ xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự thành phố theo quy định của Luật. Thường trực HĐND Thành phố báo cáo kết quả hoạt động giám sát 6 tháng đầu năm 2024 và trình HĐND thành phố quyết định chương trình giám sát năm 2025. HĐND thành phố thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND thành phố thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn. Cụ thể, Thường trực HĐND thành phố dự kiến 2 nhóm vấn đề: Chất vấn về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội; chất vấn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố.

Đây là những nội dung quan trọng và thiết thực, đang được thành phố tập trung chỉ đạo, được phản ánh qua các ý kiến, kiến nghị của cử tri, qua giám sát và đề xuất của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố.

Với phương châm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, đại biểu HĐND theo quy định của Luật, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần vào sự thành công của kỳ họp.

Sau lễ khai mạc, các đại biểu đã xem xét các báo cáo thường lệ của UBND, HĐND thành phố; các thông báo, báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các cơ quan của thành phố.

Hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội Thủ đô trên tinh thần “3 rõ”

hdnd-1.jpg

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Trình bày cáo cáo tại kỳ họp về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, GRDP 6 tháng đầu năm tăng 6%, cao hơn so với cùng kỳ (5,97%). Các ngành kinh tế phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 408 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7%; doanh thu vận tải, kho bãi và chuyển phát đạt 107 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1%.

Cùng với đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% (cùng kỳ tăng 2,1%) cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của sản xuất công nghiệp cũng như xuất khẩu đối với các sản phẩm của ngành, thu hút vốn FDI đạt 1,12 tỷ USD; du lịch tiếp tục tăng trưởng mạnh, khách du lịch quốc tế tăng 48,4% so với cùng kỳ (gần 2,2 triệu lượt khách), khách du lịch trong nước tăng 15,4%...

Đặc biệt, đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển đô thị được thành phố quan tâm đẩy mạnh. Thành phố đã tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao), đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; dự án Đường Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi - cầu Nhật Tân… triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; hoàn thành Quy định về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư...

Ngoài ra, UBND thành phố cũng đôn đốc tiến độ các dự án cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung đạt trên 91%; tiếp tục duy trì và vận hành hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải đã được đưa vào hoạt động, và chuẩn bị đầu tư dự án các nhà máy xử lý nước thải: Kiến Hưng, Sơn Tây, Tây sông Nhuệ...

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững, đoàn Hà Nội tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi cấp quốc gia, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 64,4% (1.808/2.809). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ; hệ thống giám sát, phát hiện bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh tiếp tục được duy trì. An sinh xã hội được đảm bảo toàn diện, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.

Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh, thành phố sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 với các động lực tăng trưởng mới, kiểm soát lạm phát. Đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả chính sách của Trung ương về miễn, giảm lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Thành phố quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và kế hoạch trung hạn 2021-2025; tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu, khai thác thị trường tiềm năng; khai thác hiệu quả thị trường trong nước.

Đặc biệt, thành phố tập trung chỉ đạo chuẩn bị triển khai tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để sớm đưa Luật đi vào cuộc sống. UBND thành phố ban hành quyết định hoặc trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết quy định phân cấp của từng ngành, lĩnh vực đảm bảo đồng bộ, đầy đủ theo chuyên ngành và đồng bộ, đầy đủ cho cấp huyện, cho cấp xã theo quy định trong quý IV-2024; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể hóa Luật thủ đô, các đề án thí điểm các cơ chế, chính sách liên kết vùng, tạo đột phá để tiếp tục phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, thành phố đặc biệt chú trọng các giải pháp cụ thể và tiến độ thực hiện các quy hoạch, nhất là việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức làm căn cứ để thực hiện các danh mục công trình, dự án ưu tiên để kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước...

Thành phố sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị và bảo vệ môi trường; tập trung xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong đó có đội ngũ quản lý, trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu, văn nghệ sĩ, nghệ nhân... trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa để phát triển Thủ đô.

Thành phố ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng đối với 13 lĩnh vực dịch vụ việc làm và đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; triển khai xây sửa nhà hộ nghèo, cận nghèo tại một số huyện, thị xã; thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Đổi mới hoạt động HĐND “sâu sát, quyết liệt, thực chất, hiệu quả”

Trình bày báo cáo về kết quả hoạt động của HĐND thành phố 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho biết, năm 2024, thành phố tiếp tục xác định chủ đề là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Bám sát vào chủ đề năm, HĐND thành phố đã triển khai nhanh chóng, xuyên suốt chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, với phương châm “sâu sát, quyết liệt, thực chất, hiệu quả”.

hdnd-2.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Từ đầu năm đến nay, HĐND thành phố đã tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng, cấp thiết theo thẩm quyền. HĐND thành phố đã ban hành 28 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp để đảm bảo các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội của thành phố như: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công; cơ chế, chính sách, mức chi đặc thù đảm bảo an sinh xã hội… và công tác nhân sự theo thẩm quyền.

Hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND thành phố được thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình thực tiễn, quá trình giám sát tăng cường cơ sở, thực địa, linh hoạt; các cuộc giám sát đều mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát.

6 tháng cuối năm, HĐND thành phố sẽ chủ động ban hành kế hoạch, lộ trình, phân công rõ trách nhiệm để triển khai kịp thời, hiệu quả các nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua; Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô ngay sau khi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thông qua. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; rà soát, hoàn thiện phân công nhiệm vụ, các quy chế hoạt động, quy trình nội bộ xử lý công việc của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố…

Khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Phát biểu chỉ đạo về nhiệm vụ thời gian tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó, thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong việc thực hiện đồng bộ nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân.

Vì thế, đồng chí đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực. Trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện, thành phố quan tâm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quá trình tổ chức triển khai Luật Thủ đô và các Quy hoạch của Thủ đô sau khi được phê duyệt nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

hoi-dong-5.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, HĐND thành phố quan tâm việc quy hoạch đội ngũ cán bộ, chuẩn bị nhân sự của HĐND, cho Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ được thực hiện trong năm 2026. Đặc biệt, khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện, quan tâm thực hiện chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ đối với những người đương chức, những người nghỉ hưu và những người trong diện sắp xếp…

Tại kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã trình bày tóm tắt thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; những kiến nghị với HĐND và UBND thành phố; Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đào Sỹ Hùng trình bày báo cáo tóm tắt công tác xét xử 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của thành phố Hà Nội; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đào Thịnh Cường báo cáo tóm tắt về công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của thành phố Hà Nội.

Tiếp đó, bà Hồ Vân Nga, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố thay mặt các Ban HĐND thành phố trình bày báo cáo thẩm tra chung về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của thành phố; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân trình bày tóm tắt tờ trình của UBND thành phố về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố; Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Nguyễn Hải Trung trình bày tờ trình thông qua Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Phi Thường trình bày tóm tắt tờ trình về Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Chiều nay, HĐND thành phố tiếp tục làm việc theo chương trình đề ra.

PV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.

Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Giao diện di động