Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Huyện ven đô ''chuyển mình'' cùng OCOP

LNV - Là một trong những huyện ven đô đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh nhưng Đan Phượng vẫn có nhiều làng nghề và sản phẩm nông nghiệp tham gia và được chứng nhận trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố. Sau khi được chứng nhận, nhiều sản phẩm OCOP của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, giúp thúc đẩy kinh tế cho các chủ thể và địa phương.


Các sản phẩm của huyện Đan Phượng tham gia đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP năm 2022.

Khai thác tối đa lợi thế

Liên Trung là một trong những xã có nghề mộc rất phát triển ở Đan Phượng. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tạ Quang Long, cả xã có hàng nghìn hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia sản xuất và làm dịch vụ từ nghề này. Nhờ đó, Liên Trung là một trong những xã có kinh tế hộ mạnh nhất huyện. Từ lợi thế này, năm 2022, lần đầu tiên xã lựa chọn sản phẩm tham gia chương trình OCOP là: “Tủ quần áo gỗ hương xám”, “Tủ quần áo gỗ hương đá”, “Bàn trang điểm gỗ xoan đào”. Ngoài ra, có lợi thế vùng đất bãi giữa sông Hồng đang phát triển vùng trồng rau an toàn, xã chọn 6 sản phẩm dự thi là: Rau cải, mùng tơi, đậu cove... Các sản phẩm đều đã được chấm qua vòng đánh giá cấp huyện và vòng 1 của thành phố, đủ điều kiện công nhận sản phẩm OCOP.

Tại xã Đồng Tháp, hiện còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, người dân dần chuyển đổi từ lúa sang mô hình trồng hoa, có hiệu quả cao hơn. Anh Bùi Văn Khá, Giám đốc Hợp tác xã Hoa Đồng Tháp cho biết, trên cơ sở vùng trồng hoa được hình thành từ 5 năm qua, tháng 8-2022, 8 hộ đã liên kết thành lập hợp tác xã chuyên canh hoa đồng tiền trên diện tích 25ha. Mô hình trồng hoa đồng tiền có nhiều lợi thế, cây hoa chỉ trồng 1 lần, chăm sóc tốt là ra hoa liên tục, người trồng hoa thu được hoa trong rất nhiều năm. “Cứ 3 ngày chúng tôi đi cắt hoa một lần với số lượng khoảng 400 bông/sào. Thời điểm hiện tại, giá hoa đồng tiền 1.200-1.500 đồng/bông, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân... Tham gia chương trình OCOP, hợp tác xã mong muốn được quảng bá sản phẩm để có thêm thị trường tiêu thụ tốt hơn”, anh Khá cho biết.


Hoa đồng tiền được trồng ở nhiều xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, trong đó xã Đồng Tháp đã có sản phẩm hoa dự thi OCOP năm 2022.

Bên cạnh thế mạnh từ làng nghề và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa, người dân Đan Phượng cũng nhanh nhạy học hỏi, phát triển thêm nhiều nghề mới. Là chủ thể của 3 sản phẩm dự thi OCOP năm 2022, gồm: “Tượng phật Cụ no đủ đá onyx xanh”, “Tượng phật Di lặc cách điệu bằng đá onyx hồng”, “Mặt dây chuyền bản mệnh đá ngọc bích xanh”, ông Nguyễn Văn Thành (xã Thọ An) cho biết: “Thọ An trước đây là xã thuần nông, không có nghề phụ. Từ khoảng năm 1990, tôi đã đi học nghề chế tác đá mỹ nghệ và mang về địa phương. Vừa sản xuất, tôi vừa dạy cho nhiều lao động trong vùng, đến nay xã Thọ An đã có 20 hộ làm nghề chế tác đá trên các chất liệu như: Thạch anh, mã não, rubi, onyx...”.

Trong khi đó, hộ gia đình chị Nguyễn Thị Lương (xã Hồng Hà) lại đi học nghề làm kem và phát triển ở địa phương. Chị Lương có 8 sản phẩm kem: Dừa, dâu, cốm, sô-cô-la... tham gia đánh giá, phân hạng chương trình OCOP năm 2022 và là chủ thể có nhiều sản phẩm tham gia nhất của huyện Đan Phượng.

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Thu Hiền, trong các năm 2019-2021, huyện đã có 74 sản phẩm được thành phố đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP. Năm 2022, huyện có 23 sản phẩm dự thi, đều đã được đánh giá lần 1 đạt tiêu chí, tiếp tục tham gia đánh giá lần 2 và đề nghị thành phố chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2022.

Bước phát triển mới

Là một trong những hộ đã có sản phẩm được chứng nhận OCOP năm 2020, ông Nguyễn Văn Hợi, hộ trồng nho hạ đen ở xã Phương Đình phấn khởi cho biết: “Khi mới tham gia chương trình OCOP, gia đình chỉ có diện tích trồng nho khiêm tốn vài trăm mét vuông thì đến nay đã phát triển lên cả héc-ta. Khi đó, sản phẩm mới đạt an toàn thì đến nay đã được chứng nhận VietGAP. Trước đây là hộ trồng nho thuộc Hợp tác xã Nông nghiệp Phương Đình thì đến nay, đã thành lập được hợp tác xã mới chuyên ngành về nho".

Tương tự, theo bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng), sau khi có sản phẩm được công nhận OCOP, hợp tác xã đã lớn mạnh, thường xuyên chuyển giao công nghệ sản xuất rau hữu cơ cho người dân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước chứ không chỉ dừng ở việc trồng và bán rau...


Mô hình trồng rau hữu cơ của Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng).

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Thu Hiền, việc đưa sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP đã tạo đà cho rất nhiều hộ nông dân, hợp tác xã phát triển sản phẩm bài bản hơn và mang lại giá trị kinh tế cao hơn. “Đến hết năm 2022, dự kiến huyện Đan Phượng có 11/15 xã nông thôn mới kiểu mẫu, đứng đầu thành phố”, bà Hiền nói.

Hiện nay, huyện Đan Phượng đang tiếp tục có những hỗ trợ cụ thể để các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản phẩm OCOP, như: Hỗ trợ các hộ sản xuất thành lập các hợp tác xã chuyên ngành; xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp; tuyên truyền quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm...

Thời gian tới, huyện từng bước phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch. Đây là các mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút đông đảo du khách đến huyện khám phá và trải nghiệm. “Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã khảo sát thực tế các mô hình trồng nho, trồng nấm, trồng bưởi tôm vàng… để thí điểm mô hình phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, mở hướng phát triển mới cho nông dân trên địa bàn”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng chia sẻ.

Bài và ảnh Nguyễn Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Loại rượu tiến vua được làm từ men truyền thống ở Hà Nam

Loại rượu tiến vua được làm từ men truyền thống ở Hà Nam

OVN - Rượu Vọc được xem là “rượu tiến vua” của người dân huyện Bình Lục (Hà Nam), sản phẩm này cũng được xây dựng thương hiệu và tham gia chương trình OCOP.
Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh

LNV - Thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, tuần hàng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP có ý nghĩa lớn, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP không chỉ của Hà Nội mà còn đến từ nhiều tỉnh, TP trong cả nước gặp gỡ, kết nối giao thương. Trên cơ sở đó, quảng bá được thương hiệu sản phẩm để tiếp cận gần hơn đến thị trường với hơn 10 triệu dân ở Thủ đô và vùng lân cận.
Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.
Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Với nguồn nguyên liệu tươi ngon ở địa phương, kết hợp với phương pháp chế biến truyền thống và công thức riêng biệt của mình, anh Nguyễn Hữu Duẫn (30 tuổi) đã khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất giò chả tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa

Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa

OVN - Bến Tre đẩy mạnh thực hiện việc ứng dụng du lịch thông minh và chuyển đổi số du lịch, nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa gắn với những đặc trưng vốn có của địa phương.
Khu gian hàng Việt Nam - Điểm nhấn tại Hội chợ Thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14

Khu gian hàng Việt Nam - Điểm nhấn tại Hội chợ Thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14

LNV - Khu gian hàng Việt Nam với đa dạng các mặt hàng nông sản tiêu biểu độc đáo, là điểm nhấn thu hút đối với khách tham quan và đối tác ngay trong ngày đầu khai mạc Hội chợ Thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (26/9).

Tin khác

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP

LNV - Trong những tháng cuối năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nông sản Việt Nam, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường

Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường

OVN - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã có 80 sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao cấp tỉnh. Các sản phẩm OCOP của Pleicu ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thông qua các hội chợ quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm...
Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô

Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô

OVN - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, thành phố đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm, chiếm 22% của cả nước. Trong đó có 06 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao.
Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn

Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn

OVN - Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.
Nâng cao giá trị cho nông sản từ nông nghiệp hữu cơ

Nâng cao giá trị cho nông sản từ nông nghiệp hữu cơ

LNV - Thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thực hiện, mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của Thủ đô. Qua đó, nâng cao giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dân…
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nhờ tích cực tham gia Chương trình OCOP, các HTX đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, hiệu quả hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao

OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP

LNV - Với sự chủ động, tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo địa phương và chủ thể sản phẩm OCOP, nên dù tỉnh triển khai chương trình OCOP muộn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc nhưng lại nhanh chóng xếp trong tốp đầu toàn quốc cả về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP.
Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Phát huy thế mạnh địa phương, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái làng nghề. Hồng Vân giờ đây không chỉ đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương mà còn góp phần lan tỏa lối sống xanh, bảo vệ môi trường và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình

Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình

OVN - Ngày 18/9, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Bình, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã khai trương gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối-tiêu thụ nông sản.
Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP

OVN - Vừa qua, huyện Cẩm Khê đã tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP năm 2023.
Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững

LNV - Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức diễn đàn “Khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông”.
Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao

Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao

OVN - Sản phẩm mật hoa dừa và đường hoa dừa vinh dự đạt chứng nhận OCOP 5 sao là niềm tự hào to lớn của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm). Qua đó, tiếp thêm động lực cho Sokfarm trên hành trình mang đến những sản phẩm thuần tự nhiên, chắt chiu từ những giọt mật hoa dừa tinh tuý tại vùng đất phước lành Trà Vinh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn

Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn

LNV - Trong vô vàn các loại món ăn đường phố Sài Gòn, có lẽ món bánh tráng trộn vẫn là món ăn vặt ưa thích của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên bởi hương vị ngon đặc biệt cùng giá thành phải chăng. Cuộc sống ngày càng phát triển, bánh tráng trộn ngày nay đã được chế biến theo cách mới, độc đáo, ngon hơn và đặc biệt hương vị cũng khác trước rất nhiều. Hương vị của từng lá bánh tráng quyện cùng nước chấm nhiều vị cùng bò khô, tôm, xoài, lạc đã in sâu vào tâm trí của nhiều người.
Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất

Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất

LNV - Cùng với nguồn vốn khuyến công, Công ty CP Hải Ngọc (địa chỉ, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã đầu tư xây dựng hệ thống trạm “sinh khối, sinh khí” sử dụng viên nén gỗ; thay thế hệ thống lò nung bằng than đá nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

LNV - Đồng hành cùng các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt động khuyến công, như hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT…
Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công

Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công

LNV - Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao thực hiện 2 đề án khuyến công quốc gia, tổng kinh phí là 2.400 triệu đồng, để hỗ trợ cho 8 doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức triển khai thực hiện 2/2 đề án, khối lượng công việc hoàn thành đạt 50%. Trong những tháng cuối năm, Trung tâm đặt mục tiêu tiếp tục tập trung thực hiện, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công quốc gia.
Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông Thôn Mới. Theo đó, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành tiêu chí về giáo dục để xã cán đích Nông Thôn Mới trong năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động