Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Người dân làm giàu từ nghề truyền thống đan lát
Nghề đan lát được hình thành từ những con nước
Xưa, làng Ba Đông nói riêng và xã Hoàng Xá nói chung sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Điều kiện tự nhiên của xã là vùng chiêm chũng, đến mùa nước ngập cá tôm trong các cánh đồng nhiều. Bà con đã mày mò học được nghề đan lát các dụng cụ như lờ đánh cá, rậm đánh cá, đan lưới và răng lưới để đánh bắt cá. Từ những vật vô tri vô giác của tự nhiên có sẵn trong vùng như cây che, cây giang, cây nứa… bà con đã thổi hồn vào để thành những dụng cụ thủ công đã giúp cho việc khai thác thủy sản được thuận lợi. Cứ từ đời này qua đời khác truyền nghề cho nhau và lan rộng trong khắp xã.
Đặc biệt, kể từ khi Nhà nước xây dựng thủy điện Hòa Bình thì nghề đan chúm của làng càng phát triển mạnh. Số lao động tham gia làm nghề ngày càng nhiều. Sản phẩm làm ra không chỉ được tiêu thụ trong huyện mà phục vụ cho người dân đánh bắt tôm ở thượng nguồn sông Đà như: Hòa Bình, Sơn La. Nghề đan chúm mang lại thu nhập không nhỏ cho mỗi gia đình.
Nghề phụ nhưng thu nhập chính
Trao đổi với chúng tôi, ông Vương Văn Bình chia sẻ: “Tôi làm nghề này đã 50 năm có lẻ. Nghề này tuy không khó nhưng phải kiên trì bởi nhiều công đoạn từ pha tre, chẻ nan, vót nan, đan, mết, cạp… mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Mà làm cũng phải biết chọn tre thẳng, thưa đốt, không non quá cũng không già quá thì đan mới đẹp, mới bền được. Giờ thì đan quanh năm, khâu tiêu thụ không phải lo bởi mang ra chợ là có người thu mua. Ngày trước sản phẩm làm ra chủ yếu được bán ở các chợ quê trong huyện nhưng nay được bán sang cả những tỉnh lân cận. Sản phẩm đan lát của Hoàng Xá có tiếng lâu rồi. Nghề phụ nhưng mang lại thu nhập chính đấy”.
Trong quá trình sản xuất tận dụng được sức lao động của mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Mỗi lao động có thể đan từ 20- 40 cái chúm tôm/ ngày hoặc hơn thế tùy theo tay nghề. Mỗi cái chúm có giá từ 900 đồng đến 1.200 đồng theo mỗi loại chúm trừ chi phí lãi khoảng 500 đồng/cái, cho thu nhập khoảng 10.000-20.000 đồng/ ngày. Gia đình anh Nguyễn Văn Thành ngoài đan chúm tôm còn đan rổ giá thúng mủng và làm dịch vụ chẻ nan cho các hộ trong làng, bình quân thu nhập mỗi ngày cũng được từ 30.000- 40.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập chính để vợ chồng anh nuôi các con ăn học, xây dựng nhà cửa và mua sắm các phương tiện sinh hoạt.
Nhờ có nghề đan lát mà nhiều gia đình trong làng đã thoát nghèo, giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên trở thành hộ khá có thu nhập ổn định. Chẳng thế mà hiện nay làng Ba Đông có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất xã, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn, tỷ lệ hộ có nhà xây chiếm trên 70%, làng đã xây dựng được quy ước chung và thành lập các tổ chức xã hội về nghề như câu lạc bộ, hội nghề... thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên do từ trước tới nay người dân trong làng sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên năng suất, sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, giá trị thu nhập trên 1 đơn vị sản phẩm còn thấp.
Đan lát nghề chính
Ông Nguyễn Xuân Lan, trưởng làng nghề cho biết: “Trước kia đan lát chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn. Giờ với nhiều gia đình, đan lát đã thành nghề chính. Một lao động lành nghề, mỗi ngày cũng ngồi “quây” được 30 chiếc chúm tôm, thu nhập tuy không cao nhưng cũng đủ sinh hoạt hàng ngày. Tính thế nhưng cũng có nhà 4, 5 nhân công chuyên đan lát cũng có tiền xây nhà tầng đấy, năng nhặt chặt bị mà. Nhiều gia đình đầu tư máy chẻ nan để phục vụ sản xuất và lột nan thuê với giá 15.000 đồng/giờ. Đầu ra sản phẩm không lo nhưng để phát triển nghề hơn nữa, các hộ làm nghề như chúng tôi có nguyện vọng được hỗ trợ đất làm nhà xưởng để sản xuất tập trung, được vay vốn với lãi suất ưu đãi để nhân dân đầu tư mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Chúng tôi đang có kế hoạch đi thăm quan một số mô hình làng nghề đan lát làm có hiệu quả ở các tỉnh bạn để về ứng dụng, triển khai đan sản phẩm mới cho giá trị cao hơn, bắt kịp nhu cầu thị trường”.
Nghề đan lát truyền thống đến nay vẫn tiếp tục phát triển, đó là một tín hiệu vui trong bối cảnh nhiều làng nghề ngày càng có nguy cơ mai một. Mong rằng trong thời gian tới, các hộ được vay vốn đầu tư cho sản xuất và làm theo quy mô tập trung để họ không chỉ sống được từ nghề mà có thể làm giàu được nhờ nghề.
Bài và ảnh: Sơn Thủy - Hồng Loan
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội