Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Làng nghề sản xuất và dịch vụ Thủy Trạm đang trên đà phát triển
Xã Sơn Thủy là nơi có gần 90% đồng bào bà con công giáo, cuộc sống của bà con nơi đây rất khó khăn, bởi chủ yến sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp; trong khi đồng dộc, thường bị xô lũ nên năng suất lúa chỉ đạt từ năm 50 - 150 kg/sào. Từ khi chuyển đổi sang mô hình nuôi chuyên cá hoặc một vụ lúa, một vụ cá thì vùng quê này đã có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân người trên địa bàn xã đạt 14 triệu đồng/ người/năm, trong đó chủ yếu là nhờ vào việc nuôi trồng thủy sản.
Ông Hoàng Minh Tiến, Trưởng làng nghề sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm chia sẽ với PV: Làng nghề hiện có gần 100 ha nuôi trồng thủy sản. Mỗi năm doanh thu gần 25 tỷ đồng và chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của làng. Trước đây các hộ chỉ có ao nhỏ 1 -3 sào thì nay đã dồn điển đổi thửa thành những ao lớn 7 - 8 sào hoặc trên mẫu, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghệ nhân, Trưởng Khu 1 xã Sơn Thủy - Nguyễn Khắc Bình có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản lâu năm trong khu vực đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Được biết, chúng tôi là PV từ Hà Nội lên tìm hiểu về làng nghề nuôi trồng thủy sản Thủy Trạm, ông cùng vợ vui vẻ chia sẻ: Khu 1 có 413 hộ dân, với 1.568 nhân khẩu; Trong đó có trên 400 hộ dân chuyên nuôi thủy sản; chủ yếu là cá bột (cá hương). Tổng thu nhập bình quân mỗi đầu người/vụ cá là 20 triệu đồng. Mặt thuận lợi ở Khu 1 này là: Trại cá giống ông Sơn được “gia đình tự sản tự tiêu” cho nên người dân không phải đi mua cá giống bên ngoài mà thậm trí con cá giống có thể được xuất đi ra ngoài khu vực như miền Trung và các tỉnh trung du khu vực phía Bắc. Cá giống, cá chân hương có giá 300 nghìn/kg; mỗi ao thu nhập 1 vụ cá con đạt khoảng 20 - 30 triệu/vụ.
Hướng đầu tư của làng nghề là các loại cá tự sản tự tiêu, chủ yếu là cá trắm cỏ, nheo, rô phi đơn tính, cá chép có giá trị kinh tế lớn. Ngoài ra nhiều gia đình còn thực hiện mô hình V.A.C chăn nuôi vịt, lợn và dùng chất thải từ mô hình đó để làm thức ăn cho cá như nhà anh Nguyễn Hồng Hoan, Nguyễn Bá Chính, Nguyễn Bá Đoạt, Nguyễn Tiến Độ,…đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Theo chia sẻ của nghệ nhân nuôi cá Nguyễn Văn Điều được người dân trong Khu 1 ví von là “đại gia” với nghề nuôi trồng thủy sản thì gia đình ông có diện tích ao trên 6 sào chủ yếu tập trung vào nuôi trồng cá giống để phục vụ bán cho bà con trong làng và cả khu vực các tỉnh lân cận. Ông Điều cho biết: Trong năm 2015 gia đình ông tập trung chính vào nuôi các loại cá giống có hiệu quả kinh tế cao là cá trắm cỏ, nheo, cá chim,… góp phần nâng mức thu nhập kinh tế của gia đình đạt trên 80 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình ông còn kết hợp chăn nuôi lợn, vịt cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Ông Điều thổ lộ: thịt cá nơi đây được nuôi chủ yếu bằng nguồn thức ăn là cỏ nên thịt có mùi thơm đặc trưng, không tanh, thịt không nhão. Ông Điều còn tếu táo vui vẻ nói: nếu nhà mình kho cá thì những nhà hàng xóm bên cạnh vẫn ngửi thấy mùi thơm.
Nói về nguồn gốc lịch sử làng nghề, chúng tôi may mắn được người dân trong làng Thủy Trạm giới thiệu tới nhà ông Nguyễn Văn Giai, nguyên là Chủ tịch xã Sơn Thủy, năm nay cụ đã gần 90 tuổi nhưng rất minh mẫn và khỏe mạnh, cụ chia chẻ: Thời trước phía tỉnh Vĩnh Phú (cũ) cho phép những ruộng phần trăm nhỏ lẻ manh mún, không thể cấy được thì được dồn điền đổi thửa tập trung đào ao thả cá để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sơ khai ban đầu trong Khu 1, thuộc xã Sơn Thủy gồm có xóm Gò Xoan, Gò Tròn, Suối Hai đan sen những quả đồi có những hố đá, khe đá và tận dụng nguồn nước từ trong đập tràn chảy ra theo hướng đồi Miếu Hoi chảy theo hướng vòng cung qua Khu 1 ra cánh đồng Hoàng Xá thì người dân tự đào và thả cá (vừa được ăn, bán, kinh doanh). Lúc bấy giờ, Bí thư huyện ủy thực địa vào tận khu vực để xem khu vực nuôi cá và thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế nên rất ủng hộ bà con.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, trăn trở lớn nhất của làng nghề hiện nay chính là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, bởi con cá đặc thù khác với các sản phẩm gia súc, gia cầm nếu không được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo thì việc mở rộng thị trường, lưu thông tiêu thụ ở tỉnh ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn do vướng phải các rào cản trong quá trình kiểm dịch sản phẩm. Một khó khăn nữa là nội lực của làng nghề còn hạn chế, vốn đầu tư cho sản xuất thiếu, việc nuôi trồng thủy sản vẫn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, có tới 20% hộ nuôi trồng thủy sản trên diện tích ao nuôi nhỏ lẻ chưa có sự đầu tư nên hiệu quả kinh tế không cao.
Từ thực trạng trên, người dân mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương để Làng nghề sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản Thủy Trạm có sự bứt phá vươn lên, góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống, mức thu nhập cho nhân dân.
Bài và ảnh: Sơn Thủy - Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội