Hưng Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống
Làng nghề đan đó xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ.
Thôn Văn Ổ và thôn Lộng Thượng, xã Đại Đồng (Văn Lâm) là hai làng nghề truyền thống đã được đi vào trong ca dao:
Đồng nát thì về Cầu Nôm,
Con gái nỏ mồm về ở với cha.
Cầu Nôm thuộc xã Đại Đồng (Văn Lâm), xã có nghề chuyên thu gom đồng nát phục vụ làng nghề. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là chuông, đỉnh, tượng, nồi, ninh và cả tiền đồng... Nước ta có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng tương Bần (Mỹ Hào) vẫn là thứ đặc sản mà người sành ăn Hà Nội xếp vào những món ăn đặc biệt của thủ đô xưa, đó là: Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét. Nghề làm hương xạ Cao Thôn, xã Bảo Khê (thành phố Hưng Yên) đã trải qua gần hai trăm năm tồn tại. Theo tục truyền, xưa kia, bà Đào Thị Khương, người con gái quê có tài có sắc lấy chồng tận bên Trung Quốc đã học được nghề làm hương xạ. Sau này bà trở về quê hương truyền dạy nghề cho dân làng. Hương xạ Cao Thôn nổi tiếng xưa nay được mọi miền ưa chuộng và đã được các đại lý lớn xuất khẩu sang một số nước. Thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang (Văn Lâm) là một làng nghề có truyền thống lâu đời về y dược, vừa làm thầy thuốc vừa sưu tầm, khai thác, thu mua, trồng trọt, chế biến, trao đổi thuốc. Bên cạnh những làng nghề kể trên, tỉnh ta còn nhiều làng nghề tiêu biểu khác như: nghề đan thuyền ở Nội Lễ (dân gian còn gọi là Nội thuyền), xã An Viên; đan lờ, đó ở Nội Lăng, xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ), nấu rượu tại Trương Xá (Kim Động), Lạc Đạo (Văn Lâm), dệt lụa ở làng Vân Phương, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) v.v...
Những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường nên hoạt động của các làng nghề ở tỉnh Hưng Yên đang gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, tâm huyết với nghề. Cũng vì vậy mà một số làng nghề đã không còn tồn tại trên thực tế mà chỉ còn trong ký ức của người dân. Tuy nhiên, với tài khéo và cái nết hay lam hay làm, nhiều làng nghề trong tỉnh đã năng động thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điển hình như làng Muồng, xã Hoà Phong (Mỹ Hào) trước đây nổi tiếng với nghề làm cày, bừa, nhưng do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, người dân ở đây đã chuyển sang làm đồ gỗ mỹ nghệ thu hút hàng nghìn lao động. Thôn Phương Trung, xã Phương Chiểu (Tiên Lữ) trước đây nổi tiếng với nghề làm mũ muồng, nhưng vài năm gần đây nhân dân đã chuyển sang làm nghề sản xuất, chế biến hàng nông sản, trong đó chủ yếu là sấy nhãn (một đặc sản của Hưng Yên), táo, vải. Hơn 10 năm nay làng Huệ Lai, xã Phù Ủng, (Ân Thi) phát triển mạnh nghề chạm bạc... Sản phẩm các làng nghề làm ra đã từng bước khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước.
Bảo tồn và phát triển các làng nghề chính là góp phần làm tăng sức mạnh truyền thống, sức mạnh cội nguồn, là gieo vào tâm hồn mỗi người Việt Nam tình cảm yêu quý nghề nghiệp, một di sản văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Không chỉ trên lĩnh vực văn hóa, phát triển các làng nghề còn mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn, giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập cho người thợ thủ công có đời sống ổn định, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo... Làm được điều đó đòi hỏi người nghệ nhân, người thợ, các nhà quản lý, cần có một tầm nhìn chiến lược, “thổi hồn” cho những sản phẩm ở các làng nghề, ngày càng tinh xảo, đa dạng về mẫu mã, phong phú về tạo hình... để vừa phát triển làng nghề vừa gắn với phát triển du lịch, một giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy năng lực của các làng nghề truyền thống.
Bài và ảnh Mạnh Huân - Huy Phương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức