Hồn quê trong tranh gốm
Bức tranh gốm hoàn thiện được tạo nên từ nhiều miếng gốm nhỏ ghép lại.
Ấn tượng ban đầu khi men theo những con đường dọc sông Cầu đến làng gốm Phù Lãng là từng hàng chum, vại, lọ, bình… được xếp ngay ngắn bên đường; những chồng củi cao quá đầu người kéo dài từ đầu đến cuối làng. Đến cơ sở cơ sở sản xuất gốm của nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh vừa đúng lúc anh đang vẽ phác thảo tranh cho khách đặt trước. Người nghệ nhân cầm trên tay cây bút tre dài, vừa nhìn mẫu, tay điệu nghệ đưa những đường vẽ trên nền đất đã được dàn một cách nhẹ nhàng, khéo léo và tỉ mỉ.
Hoàn thành bức phác thảo, anh Thịnh mới nghỉ tay và chia sẻ với chúng tôi nhiều hơn về hành trình gắn bó và phát triển nghề gốm của gia đình. Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, có ông ngoại và mẹ đều là họa sĩ, nghệ nhân Ðức Thịnh sớm có niềm yên thích và say mê với điêu khắc từ nhỏ. Lớn lên, cùng với việc theo học tại Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, anh Thịnh còn phụ giúp mẹ xây dựng và sản xuất các sản phẩm gốm tại Phù Lãng. Ban đầu, gia đình anh cũng làm sản phẩm gốm truyền thống như lọ, chum, vại… nhưng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm nhựa gia dụng.
Bằng tố chất nghệ thuật sẵn có, lại được sự hỗ trợ của gia đình, anh Thịnh mạnh dạn thay đổi hướng sản xuất làm đồ gốm trang trí, trưng bày. Thay vì các bình, lọ đơn giản, anh Thịnh sản xuất những chiếc lọ hoa, lục bình, tiểu cảnh, đèn…mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao với những đường nét trang trí đặc sắc được nhiều người yêu thích và tìm mua. Trong số đó, bức tượng “Xay lúa giã gạo” được tôn vinh là 1 trong 12 sản phẩm tinh hoa của làng nghề truyền thống Việt Nam năm 2014. Nhờ vậy, anh Nguyễn Đức Thịnh được phong tặng Nghệ nhân vào năm 2016 khi mới 33 tuổi.
Nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh vẫn luôn tìm tòi những hướng đi mới để tiếp tục phát triển nghề và thỏa niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. Dòng tranh gốm ra đời sau nhiều nghiên cứu tìm hiểu dường như đáp ứng cả hai tiêu chí đó của anh. Trên nền chất liệu gốm, anh Thịnh sáng tác những bức tranh về cảnh sắc làng quê, văn hóa dân gian Việt Nam, gần gũi với thiên nhiên, ca ngợi lao động sản xuất, vẻ đẹp quê hương, đất nước như: Tranh cây đa, giếng nước, sân đình, đồng quê, ngày mùa, làng quê, tranh sen, vinh quy bái tổ, chợ quê, lễ hội, quan họ Kinh Bắc… Anh Thịnh chia sẻ: “Tranh gốm Phù Lãng tinh tế từ khâu chọn đất, làm đất, dàn đất, vẽ phác thảo, đắp đất nổi, tỉa lại chi tiết, phân nhỏ bức tranh, đánh số, phơi tranh lần 1, ghép tranh lần một rồi tô màu cho tranh, phơi tranh lần 2, xếp trong lò sấy khô lần cuối với nhiệt độ khoảng 180 đến 200 độ C thời gian sấy khoảng 3 đến 4 giờ và cuối cùng là nung tranh ở nhiệt độ 1200 độ C trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày để tranh có sự bền màu.
Tô màu là một trong những công đoạn để làm tranh gốm.
Tranh gốm của Nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh không chỉ mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao mà còn phù hợp trang trí không gian nội, ngoại thất tại các khách sạn, nhà hàng, nhà vườn, khu resort… Bởi vậy, không ít khách hàng từ các tỉnh thành lớn như Cần Thơ, Đà Nẵng, Đà Lạt, Hải Dương, Phú Thọ… tìm đến anh Thịnh để đặt hàng. Với những sản phẩm gốm đáp ứng thị hiếu của khách hàng, cơ sở sản xuất gốm của gia đình nghệ nhân Đức Thịnh luôn có công việc đều đặn với mức doanh thu khoảng gần 2 tỷ đồng/ năm, tạo việc làm cho khoảng 10 lao động thường xuyên với mức lương từ 8-15 triệu đồng/ tháng. Năm 2021, cơ sở gốm Đức Thịnh được lựa chọn tham gia Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh (OCOP). Đây là cơ hội đưa sản phẩm gốm Đức Thịnh cũng như sản phẩm làng nghề gốm Phù Lãng lan tỏa, vươn xa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng diện mạo mới cho quê hương trong thời kỳ hội nhập.
Sự trở lại của gốm Phù Lãng trên những tủ trưng bày, những bức tranh trang trí trong các gia đình từ thành thị đến nông thôn, càng chứng minh sức sống mãnh liệt của những giá trị văn hóa lâu đời kết tinh trong từng sản phẩm. Sự chuyển mình của gốm Phù Lãng nói chung và của những người làm gốm như nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh nói riêng đang cho thấy sự năng động của người dân làng nghề, để không chỉ giữ được nghề, theo được nghề, mà còn đưa tinh hoa nghề gốm, đưa sắc màu văn hóa dân tộc tới bạn bè quốc tế hôm nay.
Nguyễn Quân
Báo Bắc Ninh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP