Hội nghị đánh giá chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020 khu vực miền Nam
Bàn chủ trì hội nghị
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện chương trình OCOP (ngày 7/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt đề án mỗi xã một sản phẩm, gọi tắt là OCOP) đến nay, tại khu vực phía Nam (ĐNB và ĐBSCL) có 11/19 tỉnh/thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng chỉ chiếm 18,07% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước, có 3 tỉnh là Bến Tre, Sóc Trăng và Đồng Tháp nằm trong nhóm 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước.
Khu vực ĐBSCL có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 3 cả nước, trong đó số lượng sản phẩm đạt 3 sao chiếm gần 62,7% và 33% sản phẩm 4 sao. Sản phẩm OCOP của vùng chủ yếu là thực phẩm. Hiện có 209 chủ thể có sản phẩm OCOP, tập trung nhiều là các cơ sở/hộ sản xuất.
Đặc biệt, tính riêng tại khu vực Đông Nam Bộ, mới chỉ có tỉnh Đồng Nai đánh giá, phân hạng sản phẩm với 17 sản phẩm, trong đó 15 sản phẩm đạt 3 sao (chiếm 88,2%), 11 chủ thể OCOP, trong đó có 7 doanh nghiệp (chiếm 63,6%).
Các kênh truyền hình VTV, VOV, VTC, Quốc hội, Nhân dân…, báo Tiền Phong, Nông nghiệp Việt Nam, Đầu tư, Làng nghề Việt… đều mở chuyên đề, chuyên mục riêng về OCOP; công tác truyền thông trên các mạng xã hội (facebook, zalo), website OCOP quốc gia (ocop.gov.vn), ... được đẩy mạnh, tăng lượng tin bài, góp phàn tích cực tạo sự đồng thuận cao trong xã hội khi thực hiện triển khai chương trình OCOP. Tính đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã ký kết Chương trình phối hợp triển khai Chương trình OCOP với 10 cơ quan, tổ chức Trung ương.
Về cơ bản, các địa phương vùng ĐBSCL và ĐNB đã phát huy lợi thế của các sản phẩm vùng miền, gắn với thế mạnh của vùng như: trái cây, lúa gạo, du lịch sinh thái để lựa chọn, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của địa phương (như: dừa, bưởi, sầu riêng, chôm chôm của Bến Tre; lúa gạo ở Sóc Trăng, An Giang; trái cây, du lịch ở Đồng Tháp…), từng bước hình thành chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch hội đồng OCOP ông Trần Thanh Nam. (Nhấn mạnh tại hội nghị, một số yếu tố cần quan tâm và tập trung: Sử dụng nguyên liêu địa phương, Sử dụng lao dộng tại địa phương, Nâng cao chất lượng sản phảm OCOP theo đúng các tiêu chuẩn, Chỉ dẫn địa lý – mẫu mã – bao bì sản phẩm. )
Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, kể các các địa phương vùng miền núi vùng khó khăn…, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, phát triển OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng doanh thu, giá trị và thị trường đối với các chủ thể. Đa số các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng về doanh thu từ 10-40%, nhiều sản phẩm ở khu vực khó khăn đã mở rộng thị trường, hướng đến xuất khẩu.
Cục trường - Chánh văn phòng Văn phòng điều phối NTM TW ông Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại hội nghị.
Sản phẩm OCOP đã từng bước tham gia vào thị trường với vị thế của sản phẩm đặc sản của Việt Nam, sản phẩm OCOP dần trở thành một dấu hiệu nhận diện trên cả khía cạnh chính sách và khía cạnh sản phẩm đối với người tiêu dùng, gắn với thương hiệu OCOP Việt Nam. Nhiều kênh phân phối sản phẩm OCOP đã được hình thành và vận hành có hiệu quả như: BigC, Vinmart, Saigon Co.op; cùng với đó là hệ thống các sàn thương mại điện tử như VNpost, Voso.vn, Lazada… đã được các chủ thể OCOP tiếp cận và tham gia tích cực và chủ động,…
Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu
Tham quan mô hình OCOP tại Công ty cổ phần thực phẩm rau quả An Giang
Với quan điểm chương trình OCOP tiếp tục là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với xây dựng NTM bền vững, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với đơn vị làng, xã để phát suy nội lực, sức sáng tạo, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với khai thác các lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy sự tham gia của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và cộng đồng, đặc biệt là vai trò của cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP, tính chủ động và đóng góp nguồn lực của các chủ thể để phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả và bền vững.
Tham quan mô hình OCOP tại Công ty TNHH MTV Lương Thực Thoại Sơn)
Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với cộng đồng. Với những phẩm đã được đánh giá, phân hạng: tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm, tập trung vào: đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật; mở rộng vùng nguyên liệu tại địa phương; quản lý chất lượng sản phẩm; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường; sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng.
Tổng quan hội nghị
Nhân dịp này, UBND tỉnh An Giang trao Giấy công nhận 37 (trong đó có 11 sản phẩm đạt 4 sao và 26 sản phẩm đạt 3 sao) sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng cho các chủ thể ngay tại hội nghị.
Bài và ảnh: Thái Hòa
Riêng tại tỉnh An Giang, có 5 sản phẩm OCOP của tỉnh An Giang được đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao năm 2020 trong đợt này có: Gạo thơm đặc sản Thiên Vương - Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. Gạo ngon tiến vua Tiên Nữ - Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. Thực phẩm bổ sung Gạo mầm Vibigaba - Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. Đường thốt nốt sệt Palmania - Công ty Cổ phần Palmania. Đường thốt nốt bột Palmania - Công ty Cổ phần Palmania.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 | 17/01/2025 OCOP
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết
09:50 | 17/01/2025 OCOP
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Tin khác
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân