Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống người Tày ở Đà Bắc
Trước đây, các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, trồng và chế biến cây thuốc nam vốn mang tính tự phục vụ cho chính các hộ gia đình. Việc sản xuất, chế biến để mang đi bán cũng có nhưng không nhiều. May chăng thì nghề chế biến cây thuốc nam vẫn còn “đất sống” bởi liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho con người. Chính bởi thế, khi cuộc sống hiện đại len vào các bản mường, những nghề này đối diện với nguy cơ mai một.
Người Tày ở Đà Bắc có gốc là người Thái đen, di chuyển từ Lào sang Việt Nam từ thế kỷ 14, 15. Chính vì thế nên kỹ thuật sản xuất, hoa văn, họa tiết trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt của người Tày Đà Bắc hấp thu được tinh hoa của người Thái, có sự gia thoa với người Mường, đồng thời lại có những nét riêng độc đáo của chính mình.
Trên các sản phẩm mây tre đan, kỹ thuật đan lát các vật dụng như rổ rá thì đan nong mốt, nong đôi hay ô vuông, còn đối với các vật dụng như mâm ăn cơm, rổ đựng kim chỉ… thì đan bắt chéo hay hình quả trám. Sự khéo léo, tinh tế của người đàn ông Tày đã thuổi hồn vào tre, nứa tạo ra những sản phẩm gian dị nhưng đầy tiện ích, có tính thẩm mỹ cao, có ý nghĩa trong cuộc sống thường nhật của người dân miền sơn cước.
Khu trưng bày sản phẩm và trình diễn nghề truyền thống tại Lễ Cầu Mường 2017, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc (Hòa Bình)
Với dệt thổ cẩm, do trang phục của người Tày ở Đà Bắc khá giống với người Thái đen nên kỹ thuật khá phức tạp và hoa văn cầu kỳ. Ngày trước, tấm thổ cẩm đẹp chính là tiêu chí để đánh giá một người phụ nữ đẹp. Bởi theo quan niệm của người Tày nơi đây (cũng như nhiều người dân tộc khác), người phụ nữ ngoài việc nương rẫy, còn phải biết se tơ, dệt vải vừa để phục vụ cuộc sống gia đình, vừa làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Từ tấm thổ cẩm, người phụ nữ Tày khéo léo may thành chăn, vỏ chăn, vỏ gối, ga giường, tranh phục… Đặc biệt, có nhiều sản phẩm thổ cẩm được dùng trong đời sống tâm linh như tấm trướng che bàn thờ, một số chi tiết cấu thành những chiếc áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của các thầy cúng, thầy mo.
Nghề chế biến thuốc nam vốn là một “sở trường” của người dân miền núi nói cung và người Tày ở Mường Chiềng nói riêng. Qua thực tế cuộc sống phải đối chọi với sự khốc liệt của thiên nhiên, người miền núi tự đúc kết được những bài thuốc hay để điều trị cho mình và gia đình nếu chẳng may mắc bệnh. Phần lớn việc truyền nghề đều từ mẹ sang con gái, cũng có số ít là từ cha sang con. Trước đây, mỗi gia đình người Tày thường đông con và việc truyền nghề thường chỉ cho người nào có “duyên” nhất, chứ không truyền cho số đông. Sau này, khi nguồn cây thuốc trong rừng cạn kiệt vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, người Tày ở Mường Chiềng đã gây giống những loại thuốc quý và mang về trồng ở nương rẫy, trang trại của mình trên núi cao. Nghề trồng cây thuốc nam ra đời từ đó.
Trước nguy cơ mất đi những tinh hoa của người Tày ở Mường Chiềng - trung tâm của 7 xã vùng cao huyện Đà Bắc, Dự án Phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc đã có tiểu dự án khôi phục những nghề truyền thống trên. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thương hiệu Làng nghề Việt Nam phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) đã giành nhiều thời gian với nhiều phương pháp điều tra, hồi cố, sưu tầm tài liệu, hiện vật… để hoàn thành chương trình này. Sau thời gian triển khai thực hiện, các nghề đã được khôi phục với lớp nghệ nhân mới, đầy tâm huyết trong việc bảo tồn nghề truyền thống cha ông như Hà Thị Lỳ (thổ cẩm), Xa Thị Mai, Xa Thiên Lý, Hà Thị Hương (trồng và chế biến cây thuốc nam), Xa Văn Khiết, Xa Văn Viên (mây tre đan)…
Hy vọng, những nghề thủ công truyền thống của người Tày này được bảo tồn và phát triển thành sản phẩm du lịch để đưa Mường Chiềng - mảnh đất giàu tiềm năng du lịch - thành điểm đến thu hút du khách trong tương lai gần.
Đặng Huy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế