Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Hanuti chung sức tạo sinh kế cho người dân

LNV - Một trong những mục tiêu quan trọng được công ty Cổ phần Thế giới Hạt Dưỡng (HANUTI) đưa ra đó là đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng. Qua đó, tạo sinh kế cho người nông dân, gieo mầm xanh, xây dựng thương hiệu Hạt Dưỡng bền vững.
Tâm huyết của người kỹ sư nông nghiệp

Xuất phát là người đam mê nông nghiệp, tốt nghiệp ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, anh Lại Ngọc Thanh - Giám đốc điều hành công ty luôn đau đáu với niềm đam mê và khát vọng tạo được thương hiệu nông sản vươn tầm quốc tế.


Vùng nguyên liệu của Hanuti


Trong quá trình làm việc cho các dự án trong và ngoài nước, anh Thanh nhận ra rằng: “Ngay cả khi người dân được tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ giống, phân bón để triển khai các mô hình sinh kế nhưng họ vẫn có thể không có được một sinh kế bền vững vì không có đầu ra ổn định. Nhận được sự hỗ trợ về vốn, tư vấn khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhưng người dân vẫn cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp để có thể bao tiêu sản phẩm. Vì thế, tôi quyết định thành lập công ty Cổ phần Thế giới Hạt Dưỡng với mục tiêu xây dựng các thương hiệu nông sản, thực phẩm mạnh để có thể liên kết bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân”

Tạo việc làm cho người lao động nhàn rỗi

Bên cạnh mục tiêu xây dựng sinh kế bền vững cho người dân vùng nguyên liệu, Hanuti đã và đang tạo việc làm cho đối tượng lao động nữ làm việc tại xưởng chế biến thực phẩm Hanuti tại thôn Yên Hà - xã Hải Bối – huyện Đông Anh với mức thu nhập ổn định.


Anh Lại Ngọc Thanh - Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Thế giới Hạt Dưỡng (HANUTI)


Theo thực tế cho thấy, tại các khu vực ven đô đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, lao động nữ nằm trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi đang rất khó khăn để có được một công việc ổn định do nằm ngoài độ tuổi lao động của các nhà máy, xí nghiệp hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc do chưa được đào tạo nghề.

Mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá lại không thể vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp, phụ nữ các vùng ven đô gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định, tạo áp lực lớn trong giải quyết việc làm tại nông thôn.

Chị Phạm Thị Đào - 46 tuổi tại thôn Yên Hà, xã Hải Bối, huyện Đông Anh - là công nhân đang làm việc tại xưởng sản xuất của Hanuti chia sẻ: Hầu hết công nhân làm việc tại xưởng Hanuti đều là người địa phương, với độ tuổi như của mình và các cô tại đây, với thời gian làm 8 tiếng mỗi ngày, khối lượng công việc nhẹ nhàng đang được công ty chi trả mức lương từ 5 triệu đồng/tháng và được hỗ trợ đóng bảo hiểm lao động theo năm. Chúng tôi hài lòng với mức thu nhập và công việc đang làm tại công ty.

Tương tự, anh Bạch Thái Khoa - 38 tuổi - Quản đốc phân xưởng chia sẻ: Đi tỉnh khác hay bỏ quê để lên thành phố làm là điều mà tôi không mong muốn. Với người có gia đình như tôi thì chỉ mong muốn kiếm một công việc có thu nhập ổn định, được công ty chi trả mức lương hợp lý có điều kiện gần gũi con cái, gia đình là điều hạnh phúc nhất. Mặc dù đi làm xa có nhiều tiền, nhưng tính lại không dư được bao nhiêu vì chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà… cảnh xa gia đình thực sự rất buồn. Vì vậy, được nhận vào làm việc tại Hanuti, tôi rất vui vì không chỉ có thu nhập ổn định lại được gần gia đình và được chăm lo các chế độ khác như bảo hiểm, du lịch…



Anh Bạch Thái Khoa - Quản đốc phân xưởng luôn cố gắng trau dồi những kỹ năng của mình, miệt mài với công việc.


Theo anh Lại Ngọc Thanh: Từ khi thành lập, chúng tôi xây dựng xưởng sản xuất tại địa bàn huyện Đông Anh và đã thu hút nhiều lực lượng lao động địa phương đa phần là nữ giới, với mức lương từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi luôn mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh để Hanuti có thể có thêm được nhiều việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho lao động địa phương, đặc biệt là lao động nữ.

Tạo chuỗi liên kết có tính bền vững

Hanuti ra đời với sứ mệnh “Tiên phong xây dựng thế giới hạt và hệ sinh thái hạt dưỡng. Lan tỏa lối sống: sống chất, sống khỏe, sống đẹp, sống vui, sống văn minh và sống an nhiên”. Công ty đã xây dựng chuỗi liên kết bắt đầu từ việc hợp tác với các hộ dân người dân tộc thiểu số ở vùng Lục Khu của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, kiểm soát vùng nguyên liệu hạt hữu cơ gồm các cây trồng như lạc, đỗ tương, đỗ đen, đỗ xanh, ngô nếp, vừng trắng, vừng đen.

Đồng thời, phát triển các vùng nguyên liệu theo định hướng hữu cơ tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Bình, Điện Biên. Sản phẩm của Hanuti đều được sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ hoặc nguồn nguyên liệu an toàn, không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón hoá học trong quá trình canh tác.



Một trong những dòng sản phẩm của công ty cổ phần thế giới hạt dưỡng Hanuti


Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm siro trái cây tự nhiên mang thương hiệu Giọt Lành không sử dụng chất bảo quản, chất tạo màu hay chất điều vị, Hanuti đang chú trọng phát triển các sản phẩm dinh dưỡng từ hạt mang thương hiệu Hạt Dưỡng từ nguồn hạt bản địa, không biến đổi gen đã được cấp chứng nhận hữu cơ của châu Âu (EU), Mỹ (NOP/USDA) và Nhật Bản (JAS) kết hợp với các nguồn hạt nhập khẩu chất lượng cao. Với sản phẩm được tạo ra bằng sự tử tế kết hợp với bí quyết sản xuất, công nghệ sản xuất tiên tiến, Hanuti đang tự tin phát triển sản phẩm ở thị trường trong nước và cùng với các đối tác chuẩn bị những bước đi cẩn trọng để có thể đưa sản phẩm đi xuất khẩu tại các thị trường cao cấp như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ.

Chuyển đổi từ nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất sang nông nghiệp hữu cơ là một hành trình dài, đầy gian nan thử thách. Tuy nhiên, bằng sự tử tế với tâm huyết và tình yêu nông nghiệp, sự trân trọng đối với sức khoẻ của người dân, công nhân và khách hàng, Hanuti đã và đang có những bước đi đầu tiên vững chắc, tạo tiền đề cho những chuyển biến, tăng tốc trong tương lai.

Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Với những sản phẩm tạo ra từ bí quyết và công nghệ sản xuất tiên tiến, HANUTI đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, đặc biệt hơn là đang cùng một số đối tác hướng tới các sản phẩm chất lượng cao có thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…Hiện nay sản phẩm của Công ty cổ phần thế giới Hạt Dưỡng (HANUTI) là một trong những sản phẩm tiềm năng, có thế mạnh về OCOP của địa phương. Năm 2022, công ty đăng ký tham gia chương trình OCOP với những sản phẩm như: Lạc hữu cơ, 2. Đỗ tương hữu cơ, 3. Bơ lạc hữu cơ, 4. Dầu lạc hữu cơ, 5. Siro mơ mật ong

Bài/ảnh: Nam Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.

Tin khác

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

LNV - Năm 2024, đánh dấu lần thứ 7 chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) tỉnh Bình Dương được tổ chức, số lượng và chất lượng các sản phẩm tham gia ngày càng được nâng lên cho thấy hiệu quả tích cực từ chương trình.
Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

LNV - Trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (IDC Hanoi) đã tổ chức thành công Hội chợ Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) .
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động