Hà Nội: Thường Tín quan tâm phát triển Du lịch làng nghề
Ông Nguyễn Tiến Minh - Thành uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thường Tín |
Từ xưa cho đến nay, người ta thường nhắc đến Thường Tín là “vùng đất danh hương”, “địa linh nhân kiệt”, “giàu truyền thống khoa bảng”, “đất trăm nghề” nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long - Hà Nội, với 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề được Thanh phố công nhận làng nghề truyền thống, 01 làng nghề Hà Nội.
Bức tranh làng nghề Thường Tín đa dạng và đầy màu sắc với các ngành nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí - kim khí, nghề trồng hoa cây cảnh, như: Nghề thêu ở các làng Bình Lăng, Đào Xá, Hướng Dương, Khoái Nội (xã Thắng Lợi); Cổ Chất, Đông Cứu (xã Dũng Tiến), Quất Động, Bì Hướng, Đức Trạch, Quất Lâm, Quất Tỉnh, Lưu Xá (xã Quất Động), Từ Vân (xã Lê Lợi); Nghề bông, bông len ở làng Trát Cầu xã Tiền Phong; Nghề khảm trai, sơn mài ở các làng Hạ Thái, Duyên Trường (xã Duyên Thái); Nghề điêu khắc ở các làng Nhân Hiền (xã Hiền Giang), làng Thượng Cung (xã Tiền Phong); Làng nghề điêu khắc sừng, lược sừng Thụy Ứng (xã Hòa Bình); Nghề tiện ở các làng Nhị Khê, Trung Thôn (xã Nhị Khê); Nghề mộc ở các làng Định Quán (xã Tiền Phong), làng Vạn Điểm, làng Đặng Xá (xã Vạn Điểm); Nghề dệt và tơ lụa làng Cống Xuyên (xã Nghiêm Xuyên); Nghề làm bánh dày ở làng Thượng Đình (xã Nhị Khê), Quán Gánh, Duyên Thái; Nghề cơ khí - kim khí ở Làng Liễu Nội (xã Khánh Hà), làng Nguyên Hanh (xã Văn Tự); Nghề mây, tre, giang đan ở làng Bằng Sở, Đại Lộ, Xâm Dương (xã Ninh Sở); Nghề trồng hoa cây cảnh xã Hồng Vân, Vân Tảo.
Diện mạo mới ở huyện danh hương Thường Tín |
Các làng nghề đều có tuổi đời hàng trăm năm và được truyền lại từ đời này qua đời khác. Những sản phẩm thủ công của các làng nghề Thường Tín làm ra thường được bày bán ở những phố sầm uất nhất trong 36 phố phường Hà Nội... Hiện tại, trên địa bàn huyện Thường Tín được UBND Thành phố Hà Nội công nhận 4 điểm du lịch, gồm: Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân; điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái; điểm du lịch làng nghề sừng Thụy Ứng và điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm.
Bên cạnh đó, Thường Tín còn là mảnh đất di sản tâm linh với chùa Ðậu - nơi có hai pho tượng táng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường nổi tiếng, di tích liên quan đến cuộc đời của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ở xã Nhị Khê; Công trình Văn Từ Thượng Phúc (xã Văn Binh), nơi tôn vinh 68 nhà khoa bảng (giai đoạn từ năm 1075 đến năm 1919) và 68 Giáo sư, Phó giáo sư, trí thức tiêu biểu của huyện Thường Tín (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 2023); và các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Chử Ðồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên), lễ hội chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), lễ hội làng Đại Lộ (xã Ninh Sở); lễ hội làng Từ Vân (xã Lê Lợi)... Hàng năm, huyện Thường Tín vẫn đón hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan, trải nghiệm du lịch.
Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề xã Duyên Thái. |
Việc xây dựng các tour tuyến du lịch làng nghề, văn hóa tâm linh, kết nối với tuyến du lịch đường thủy với các địa phương lân cận sẽ tạo nên những tour hoàn chỉnh, đa dạng để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, huyện Thường Tín cũng đang quy hoạch, xây dựng cụm điểm công nghiệp làng nghề 12,4ha ở xã Duyên Thái và bố trí điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề, bãi đỗ xe và tour tuyến xe bus để thuận tiện cho việc đón du khách tới tham quan, mua sắm và trải nghiệm. Cơ sở của bà Nguyễn Thị Hồi, thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái đã đăng ký 6 sản phẩm tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, làm nổi danh làng nghề sơn mài Duyên Thái trong nước và hướng tới thị trường quốc tế.
Làng Hạ Thái, xã Duyên Thái là nơi có nghề sơn mài cổ truyền hằng trăm năm nổi tiếng của Hà Nội. Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Thường Tín nỗ lực xây dựng điểm đến có tính chất là điểm nhấn cho du lịch làng nghề Thường Tín phát triển.
Ảnh làng nghề và một số hoạt động của huyện Thường Tín. |
Ngày 28/4/2023, huyện Thường Tín cùng xã Vạn Điểm đã tổ chức công bố Quyết định công nhận thêm điểm du lịch Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm. Trước đó, làng nghề gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2001. Hiện nay, làng Vạn Điểm có trên 700 hộ làm nghề, với 30 nghệ nhân, trên 300 thợ giỏi, có khả năng chế tác những tác phẩm mỹ nghệ từ gỗ tự nhiên.
Làng Vạn Điểm có cụm công nghiệp 92ha là nơi sản xuất kết hợp trải nghiệm và trưng bày sản phẩm làng nghề; khu làng nghề truyền thống lâu đời kết hợp trải nghiệm, tham quan đình, chùa, di tích lịch sử văn hóa tâm linh, danh lam thắng cảnh. Làng có phòng truyền thống nơi tôn vinh những người có công với nghề cũng là nơi đón tiếp khách du lịch về trải nghiệm, tham quan làng nghề. Điểm du lịch Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm rộng 67,91ha, gồm 4 khu: Trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa thể thao; khu mua sắm kết hợp dịch vụ ăn uống, và các dịch vụ tiện ích khác.
Khu trung tâm kết hợp tập trung các hộ làm nghề và các cửa hàng trưng bày bán sản phẩm của làng nghề mộc cao cấp. Tại đây du khách được tham quan làng nghề truyền thống với giếng đá cổ, nhà cổ, cây đa - cây di sản… kết hợp trải nghiệm, lưu trú, chiêm bái đình, chùa, đền thờ Tổ làng nghề mộc…
Từ làng Vạn Điểm, xã Vạn Điểm được kết nối với các điểm du lịch trong huyện như: Làng nghề sinh vật cảnh xã Hồng Vân, chùa Đậu xã Nguyễn Trãi; làng nghề thêu Quất Động, Thắng Lợi; lược sừng Thụy Ứng; đền thờ Nguyễn Trãi; làng nghề sơn mài Hạ Thái; mây tre đan và cụm di tích đền Lộ, xã Ninh Sở...
Chính quyền và nhân dân các xã tập trung hoàn thiện nâng cao các tiêu chí đáp ứng các yêu cầu của điểm du lịch phấn đấu trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách. Đẩy mạnh liên kết các địa phương có lợi thế về du lịch, đồng thời liên kết trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Cùng với đó, tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm tăng thu nhập cho người dân. Duy trì và bảo tồn phát triển nghề truyền thống cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương.
Diện mạo huyện Thường Tín ngày càng khang trang, hiện đại |
Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh chia sẻ: Thường Tín là vùng đất danh hương khoa bảng - đất trăm nghề, là huyện Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Từ nhiệm kỳ trước cho đến nay, huyện luôn quan tâm tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, 9 chương trình công tác và năm 2021 đã tổ chức đón nhận quyết định công nhận: “Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới”. Chú trọng công tác phát triển văn hoá, du lịch, sản xuất làng nghề, đặc biệt là phát huy truyền thống quê hương có 48 làng nghề được Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống, 01 làng nghề Hà Nội.
Huyện cũng đang có các phương án hỗ trợ cho sản xuất làng nghề; tập trung đẩy mạnh phát triển các làng nghề thêu tại 7 xã phía Nam huyện, vừa phát triển nghề thêu, vừa đẩy mạnh phát triển du lịch tại làng nghề thêu. Đối với điểm du lịch làng nghề thì huyện cũng có điểm du lịch làng nghề Hạ Thái, điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm; điểm du lịch làng nghề sơn sừng Thuỵ Ứng.
Bên cạnh đó, huyện cũng đã tu bổ, tôn tạo, hoàn thiện phục hồi các di tích văn hoá lịch sử, phát động xã hội hoá để làm những bức tượng. Góp phần phục vụ tốt cho việc phát triển làng nghề điêu khắc đá, làng nghề điêu khắc tượng gỗ và làng nghề sơn son thếp vàng. Huyện Thường tín cũng đang tích cực phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và trở thành quận của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới.
Tin liên quan
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường