Hà Nội: Khó khăn trong xử lý rác thải cồng kềnh
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, từ lâu nay, các loại chất thải rắn có kích thước, bề dày lớn, ví dụ như giường, tủ, bàn ghế, hay các tấm thạch cao, gỗ, nhựa… bản lớn được giới chuyên môn gọi chung là rác thải cồng kềnh. Bởi, những loại rác này có kích thức lớn, cồng kềnh nên rất khó xếp lên xe vận chuyển cũng như quá trình cuốn ép, chôn lấp… theo quy định.
Rác thải cồng kềnh tập kết sai quy định trên tuyến đường dẫn vào Đền Mẫu Đầm Sen.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế&Đô thị, không chỉ khó trong việc vận chuyển, xử lý, việc thiếu cơ chế trong việc xử lý rác thải cồng kềnh khiến lượng rác thải này bị tồn đọng từ ngày này sang ngày khác. Đơn cử, tại khu vực đường dẫn vào Đền Mẫu Đầm Sen (Hoàng Mai); khu đô thị Định Công, cầu vượt An Khánh… hàng loạt những điểm tập kết rác thải tự phát với đủ loại, từ rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng và rác thải cồng kềnh vẫn tồn tại từ ngày này sang ngày khác gây mất VSMT, mỹ quan đô thị.
Trao đổi về tình trạng rác thải cồng kềnh tập kết sai quy định tại tuyến đường dẫn vào Đền Mẫu Đầm Sen, chị Nguyễn Thị Hương, một người dân sinh sống trên phố Đặng Xuân Bảng (phường Đại Kim) cho biết, thông thường khi lượng rác thải cao ngang người thì lực lượng chức năng sẽ cho người xuống dọn dẹp. Song, tần suất dọn dẹp rất ít nên việc xử lý thông thường chủ yếu bằng phương pháp đốt cháy… do một số người nhặt ve chai thực hiện để lấy lượng sắt vụn còn sót lại trong đống rác thải cồng kềnh. “Mỗi lần như vậy, khói bụi phủ kín cả khu vực, theo gió tràn vào nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong khu vực” - chị Hương bức xúc.
Rác thải tập kết sai quy định trên phố Nguyễn Cảnh Dị kéo dài.
Tương tự, tại điểm tập kết rác dưới chân cầu vượt An Khánh, theo ông Nguyễn Văn Hưng - khu tái định cư Phú Vinh, xã An Khánh (Hoài Đức), khu vực này tập kết đủ các loại rác thải từ rác thải sinh hoạt, đến đồ gia dụng cũ… nên vào cuối giờ chiều thường xuyên xuất hiện những người nhặt ve chai, đồng nát… tự ý đốt rác lấy sắt vụn, mỗi lần như vậy, khói bụi phủ khắp cả khu, người dân không ai dám mở cửa.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường cho biết, ngoài bàn, ghế, gường, tủ… trong rác thải cồng kềnh có không ít các linh kiện điện tử và một số chất nguy hại cho sức khỏe con người. Do đó, khi người dân, đặc biệt là những người nhặt ve chai tổ chức đốt rác lấy sắt vụn ngoài việc phát sinh bụi, khói… một lượng hóa chất không nhỏ sẽ phát sinh vào không khí, đất, nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Sớm tháo gỡ những khó khăn
Được biết, hiện nay, TP Hà Nội đã ban hành định mức, đơn giá xử lý rác thải y tế, rác thải sinh hoạt… nhưng chưa có định mức, đơn giá nào đối với rác thải cồng kềnh khiến công tác thu gom, xử lý của các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường gặp rất nhiều khó khăn.
Tại nhiều khu vực, rác thải cồng kềnh được xử lý bằng lửa.
Bà Mai Thanh Hằng – Phó Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, do chưa có đơn giá xử lý nên đối với lượng rác thải cồng kềnh phát sinh, đơn vị sẽ dùng xe tải nhỏ tiến hành thu gom rồi nghiền nhỏ và chuyển lên bãi rác Nam Sơn để chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt. “Theo quy định, các loại rác thải cồng kềnh sau khi thu gom sẽ được nghiền nhỏ, ép lại để xử lý và tái chế… nhưng do không có đơn giá xử lý, không có bãi tập kết, xử lý riêng nên hiện nhiều đơn vị phải xử lý lẫn với rác thải sinh hoạt” - bà Mai Thanh Hằng cho biết thêm.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Chi nhánh Urenco Cầu Diễn - đơn vị phụ trách duy trì VSMT quận Nam Từ Liêm cho biết, hiện nay, theo bài thầu duy trì thu gom rác thải giai đoạn 2021 - 2023 thì không có rác thải cồng kềnh. Đối với những loại rác này, người dân khi có nhu cầu di chuyển, xử lý cần liên hệ với đơn vị VSMT để được xử lý theo quy định. Ngoài ra, trong quá trình duy trì VSMT, nếu phát hiện rác thải cồng kềnh bị đổ trộm, đơn vị duy trì VSMT sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức thu dọn… và chuyển về bãi rác Nam Sơn.
Theo nhiều chuyên gia, Hà Nội cần sớm ban hành đơn giá xử lý rác thải cồng kềnh.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, hiện nay, tại nhiều địa phương rác thải cồng kềnh đang bị đánh đồng với rác thải sinh hoạt. Nhưng thực tế lại khác, chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cồng kềnh cao hơn rất nhiều so với rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, đơn giá xử lý rác thải cồng kềnh lại chưa có, chưa có trong bài thầu duy trì VSMT… dẫn đến hiện tượng rác thải cồng kềnh không được xử lý kịp thời, lưu cữu từ ngày này sang ngày khác… gây mất VSMT, mỹ quan đô thị.
"Để khắc phục tình trạng trên, các đơn vị chức năng cần tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thức được mối nguy hại của rác thải cồng kềnh, đặc biệt là khi không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, chính quyền các địa phương cần bố trí những điểm tập kết rác thải cồng kềnh để đảm bảo nhu cầu của người dân, tránh tình trạng tùy tiện, bạ đâu vứt bỏ ở đó. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp tập kết, đổ trộm phế thải sai quy định..." - PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.
Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ
09:33 | 27/09/2024 Môi trường

TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường

Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường

Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường

Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường

Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường

Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường

Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường

Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại
08:32 Tin tức

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị
08:32 Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 OCOP









