Hà Nội: Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề
Tổng quan Hội nghị
Bàn chủ trì Hội nghị
Hội thảo nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghề nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng. Các giải pháp như tiếp tục tổ chức các sự kiện kết nối giao thương, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; đồng thời xây dựng "câu chuyện sản phẩm, câu chuyện thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, liên kết sản xuất, thủ tục hành chính, câu chuyện xúc tiến thương mại…" là vấn đề đặt ra được quan tâm tại hội nghị.
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành các Quyết định: Số 02/2020/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 ban hành định mức hỗ trợ kinh phí khi công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội; số 926/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 thành lập Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội năm 2020.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình OCOP; cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và được UBND Thành phố công nhận 1.054 sản phẩm, vượt kế hoạch Thành phố giao, trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%), 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,4%), 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29%), của 72 Doanh nghiệp, 82 HTX và 101 Hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn. Thực hiện tổ chức 04 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (miền núi phía Bắc; đồng bằng sông Hồng; miền Trung và Tây Nguyên; đồng bằng Nam bộ) được tổ chức tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Thông qua các sự kiện kết nối nhiều sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền được ký kết tiêu thụ với các tập đoàn, doanh nghiệp, siêu thị lớn.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại HN
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các sở, ngành của thành phố tiếp tục tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn cho chủ cơ sở sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị UBND TP tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn tín dụng; quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại với các đối tác trong và ngoài nước để sản phẩm của các làng nghề nói riêng, OCOP nói chung có cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài.
Ông Nguyễn Kim Loan, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, đánh giá cao chất lượng của cuộc hội thảo
Theo ông Nguyễn Kim Loan, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất: "Việc tổ chức hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP có ý nghĩa quan trọng để huyện Thạch Thất nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung vừa thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19. Thông qua hoạt động kết nối giao thương sẽ “Đưa hàng nông thôn lên thành thị” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương và thành phố Hà Nội được quảng bá, giới thiệu"- ông Loan nói.
Tại hội thảo, đại diện các hợp tác xã, làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, các chủ thể có sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thạch Thất và Thành phố Hà Nội đã được nghe chia sẻ của các chuyên gia như: Chuyển đổi số để thúc đẩy công nghệ 4.0 trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và sản phẩm OCOP; cách tạo ra câu chuyện sản phẩm để tăng giá trị của sản phẩm, cách xây dựng thương hiệu sản phẩm, bán hàng trong thời đại 4.0...
Quyền Giám đốc Sở Công thương bà Trần Thị Phương Lan kết luận HN
Kết luận Hội thảo, Quyền Giám đốc Sở Công thương bà Trần Thị Phương Lan cho biết, chương trình OCOP của Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước. Vì vậy bà mong muốn các sản phẩm OCOP phải được công nhận và tồn tại một cách bền vững mặc dù đây là bài toán khó, (i) chúng ta cần tập trung nghiên cứu tìm hiểu thị trường tránh sản xuất những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường; (ii) Đối với những sản phẩm nông nghiệp, làng nghề cần phải đứng vững trên thị trường nội địa sau đó hướng đến việc xuất khẩu; (iii) Mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước là bà đỡ tạo sân chơi xúc tiến sản phẩm, trong đó nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu tập thể, xác định hỗ trợ cho các làng nghề xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý ; (iv) cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, chủ thể, cần có HTX làm đầu mối bao tiêu sản phẩm.
Lễ kí biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các chủ thể và đơn vị phân phối sản phẩm
Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND Thành phố điều chỉnh biên chế lĩnh vực quản lý ngành nghề từ Sở Công thương sang Sở Nông nghiệp và PTNT
Một số ảnh diễn ra tại HN
Tin/ảnh: Thanh Hậu
Thành phố Hà Nội hiện có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã trong đó có 12 làng được công nhân danh hiệu làng nghề, 301 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Trong đó bao gồm: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 21 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 24 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 26 làng làm nghề dệt may; 09 làng làm nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 15 làng làm nghề chạm điêu khắc; 05 làng làm nghề đan tơ lưới; 54 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 08 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 15 làng thuộc ngành nghề khác: gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc,..
.
Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu, ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí.
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều làng nghề Hà Nội bị đình trệ (đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa, du lịch làng nghề). Hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nhân lực, nguyên liệu cho đến đầu ra sản phẩm … số lao động nghỉ việc và không lương tăng cao, thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề giảm mạnh, tuy nhiên vẫn cao hơn so với lao động thuần nông.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP
Tin khác

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
10:27 | 06/06/2025 Tin tức

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
15:12 | 31/05/2025 OCOP

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân
09:52 | 30/05/2025 OCOP

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 | 23/05/2025 OCOP

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa
15:32 | 22/05/2025 OCOP

Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
14:18 | 22/05/2025 OCOP

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới