Hà Nội: Bảo tồn và phát huy giá trị - văn hóa làng nghề trong xây dựng Nông thôn mới
Giao thương sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP
Cơ hội và thách thức
Kế hoạch về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 đã được ban hành và xác định tập trung vào 5 nhóm nội dung, gồm: Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển ngành nghề; bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, phát triển nghề mới; đào tạo nguồn nhân lực làng nghề; tăng cường bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Theo thống kê, TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, đã mai một 544 làng còn 806 làng đang hoạt động (số liệu năm 2020). Các làng nghề, làng truyền thống sản xuất đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập lao động cho các địa phương.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội đang khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất. Chú trọng bảo tồn các nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, hội tụ những tinh hoa truyền thống và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất tại các làng nghề. Đó chính là cơ hội tạo sự bứt phá cho các làng nghề có hướng đi phát triển mang tính chất bền vững. Một số giải pháp đã được đưa ra.
Ông Phạm Khắc Hà – chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc cho rằng: Để bảo tồn phát huy được giá trị làng nghề đặc biệt như nghề dệt lụa đầu tiên phải tạo được vùng trồng dâu tằm, hỗ trợ người dân trong việc phát triển giống kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Bên cạnh đó, cần có cơ chế quảng bá lại uy tín của lịa Vạn Phúc và mở rộng làng nghề thành nơi du lịch. Các công ty du lịch lữ hành cần phối hợp với làng nghề tạo ra tour du lịch sinh thái làng nghề. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên môn về du lịch là người địa phương, đào tạo kiến thức du lịch để giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Tháo gỡ khó khăn
Nhưng hiện nay công tác bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn vẫn chưa tương ứng với tiềm năng lợi thế hiện có. Một số thách thức đặt ra buộc các làng nghề phải chuyển dịch theo hướng phát triển xanh, bền vững. Trong đó các làng nghề gặp không ít khó khăn về mặt bằng tập trung sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn, thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa gặp cạnh tranh.
Ông Nguyễn Quang Thoại, Chủ tịch Hội làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo chia sẻ: Nghề mộc đã làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống cho nhân dân, tạo giá trị kinh tế cao, nhiều hộ gia đình tại đây nhờ nghề mộc đã xây dựng được nhà cửa khang trang, con cái học hành đỗ đạt. Thu nhập bình quân của một thợ lành nghề từ 10 -12 triệu đồng/tháng
Nhiều cơ sở làng nghề mộc Thượng Mạo đã áp dụng máy móc, công nghệ vào sản xuất từ đó tạo ra được các sản phẩm có mẫu mã đẹp, mang lại thu nhập cao.
So với trước đây, ngày nay phương thức sản xuất, kinh doanh của làng nghề đã có nhiều thay đổi. Nhiều cơ sở làng nghề đã áp dụng máy móc, công nghệ vào sản xuất, nhờ đó số lượng và chất lượng các sản phẩm của làng nghề được nâng cao. Song, bên cạnh những thuận lợi, làng nghề mộc Thượng Mạo hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động.
Vì thế bài toán đặt ra làng nghề cần có quỹ đất để phát triển, quy hoạch được khu sản xuất, mở rộng quy mô bày tỏ, chúng tôi mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, khảo sát, quy hoạch đất làng nghề để các hộ sản xuất mở rộng quy mô. Ông Nguyễn Đình Hới - Phó Chủ tịch Hội làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo bày tỏ.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề cần có sự vào cuộc của các cấp ngành đặc biệt là cần có một cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt vấn đề xúc tiến thương mại, cần tập trung quảng bá vào các sản phẩm làng nghề.
Theo bà Hà Thị Vinh – Phó chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam: Việc phân phối sản phẩm trong nước cần có những yêu cầu về văn hóa tiêu dùng. Đặc biệt nếu chúng ta muốn xuất khẩu các sản phẩm làng nghề ra thị trường nước ngoài thì chúng ta phải có đủ điều kiện tuân thủ theo luật quốc tế. Nên chăng thành phố cần chọn những con chim đầu đàn trong các làng nghề, hỗ trợ sản xuất, đầu tư vốn, tài chính, khoa học kỹ thuật còn các hộ nhỏ sẽ là vệ tinh phát triển, tránh đầu tư giàn trải.
Nhiều chương trình giao thương kết nối sản phẩm làng nghề được UBND TP Hà Nội tổ chức nhằm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Hiện nay, TP đang hỗ trợ các làng nghề truyền thống; đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, máy móc, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; giai đoạn 2022-2025, dự kiến hỗ trợ 50 dự án phát triển ngành nghề nông thôn.
Về đào tạo nguồn nhân lực làng nghề, thành phố sẽ tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề và có cơ chế, chính sách hỗ trợ để duy trì, phát triển đội ngũ nghệ nhân, khích lệ động viên các nghệ nhân tham gia công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề, đặc biệt là đối với nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một; giai đoạn 2022- 2025, dự kiến tổ chức 50 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề.
Bài viết có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
Thực hiện: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề