Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây
![]() |
Mô hình trồng sắn dây đem lại hiệu quả cao của anh Ngô Văn Trường, thôn Nội Ngoại, thành phố Phủ Lý. |
Đưa chúng tôi đi tham quan vườn sắn dây rộng hơn 3ha, trồng hơn 300 gốc sắn dây, Anh Ngô Văn Trường đã cho thấy sự quyết tâm và sáng tạo khi chuyển đổi diện tích đất cằn cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây sắn dây tại thôn Nội Ngoại. Ban đầu, nhận thấy đất bỏ hoang do cấy lúa không mang lại lợi nhuận, anh đã thuê lại đất của 30 hộ dân, sau đó thuê người dọn dẹp, sử dụng máy móc để cải tạo đất, chuẩn bị cơ sở vật chất như đắp ụ, chôn cọc, và lắp giàn thép để trồng sắn dây. Nhờ vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng và học hỏi kỹ thuật chăm sóc từ người quen, anh Trường đã đạt được những thành công bước đầu.
Sau 10 tháng trồng thử nghiệm 200 gốc, anh thu hoạch gần 20 tấn củ, mang lại lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng. Nhờ vào kinh nghiệm tích lũy, anh đã mở rộng quy mô, trồng từ 300 đến 400 gốc mỗi năm, đạt năng suất từ 30 đến 40 tấn, với giá bán sắn dây từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, anh còn sản xuất bột sắn dây, nâng cao giá trị sản phẩm. Mỗi năm, anh làm được hơn 1 tấn bột sắn, với giá bán khoảng 160.000 đồng/kg, giúp anh thu lãi trên 350 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Ở thôn Nội Ngoại còn có gia đình chị Ngô Thị Hiến, đã gắn bó với nghề trồng sắn dây từ hơn chục năm trước. Chị Hiến cho biết: Khoảng 4 năm trở lại đây, tôi xin nghỉ công việc ở ngành thuỷ lợi về tiếp quản vườn sắn với hơn 100 gốc của gia đình. Sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh. Do là cây lấy củ nên muốn có năng suất cao, khâu đắp ụ, làm giàn phải đặc biệt quan tâm. Thay vì trồng theo cách người dân vẫn thường làm, chị Hiến đắp đất thành ụ cao nổi trên 1m, đất trồng sắn dây trước khi đắp thành hình nón cụt được trộn với phân lân, phân NPK với liều lượng 8 – 10kg/ụ. Bên trên ụ dùng cọc tre, dây thép để làm giàn cho sắn leo.
Theo kinh nghiệm của chị Hiến, ụ trồng sắn dây phải to, bảo đảm cho củ sắn phát triển, đất phải mới, càng tơi xốp thì củ càng lớn. Giàn phải đủ cho dây sắn leo, tránh hiện tượng dây sắn trên giàn dày quá dẫn đến quang hợp kém. Đặc biệt, phải tránh để dây sắn chạm đất đâm rễ tạo thành gốc mới dẫn đến giảm năng suất, hiệu quả kém. Gia đình chị Hiến thường trồng sắn vào tháng 3 âm lịch, sau 9 – 10 tháng cho thu hoạch. Mỗi vụ gia đình chị Hiến thu hoạch được khoảng hơn 10 tấn, sau khi trừ chi phí lãi khoảng hơn 100 triệu đồng/năm.
Bà Nguyễn Thị Mậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Hải cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 10 hộ trồng sắn dây. Nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, những năm qua, UBND xã Tiên Hải đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất quy mô lớn. Mô hình trồng sắn dây trên địa bàn xã là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, xã sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ để nhân rộng mô hình này.
Tin liên quan

Sản xuất xanh - xu thế trong nông nghiệp
21:07 | 20/02/2025 Nông thôn mới

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao
14:57 | 20/02/2025 Khuyến nông

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Tin mới hơn

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề