Hà Giang: OCOP - tạo sản phẩm đặc trưng mỗi vùng miền
Các sản phẩm OCOP được du khách ưa chuộng..
Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, phù hợp với việc trồng và phát triển cây dược liệu. Đây cũng là thôn có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, người dân còn lưu giữ được nhiều bài thuốc truyền thống, biết nhiều loại dược liệu quý mọc tự nhiên trên rừng già. Để khai thác tiềm năng dược liệu, năm 2014, HTX Cộng đồng Nặm Đăm được thành lập. Ban đầu, HTX có 13 thành viên, mỗi thành viên đóng góp 10 triệu đồng làm vốn điều lệ để HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây dược liệu.
Thu hái chè cổ thụ tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên).
Giám đốc HTX Cộng đồng Nặm Đăm, Lý Tà Dèn cho biết: “Cây dược liệu do bà con trồng được hoặc thu hái trên rừng già, HTX đứng ra thu mua hết để sản xuất các sản phẩm. Sản phẩm chủ lực của HTX là cao Atiso, trà gừng, thuốc điều trị xương khớp, thuốc tắm của người dân tộc Dao.
Năm 2020, doanh thu của HTX đạt 1,7 tỷ đồng; số lượng thành viên của HTX tăng lên 26 người với thu nhập khoảng 20 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, HTX cũng hợp đồng thường xuyên 10 lao động với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài việc thu mua nguyên liệu từ hộ dân là thành viên, HTX còn thu mua nguyên liệu của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân…
Với quan điểm lấy người dân làm chủ thể của chương trình, thông qua HTX, doanh nghiệp làm nền tảng tổ chức sản xuất, tỉnh ta đã áp dụng những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia chương trình; theo đó, hỗ trợ in ấn bao bì nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là 100 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, tem, nhãn hàng hóa tối đa 3 mẫu/sản phẩm, kinh phí 8 triệu đồng/mẫu; ưu tiên bố trí hơn 26 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác quản lý, hỗ trợ, quảng bá các sản phẩm OCOP. Đến nay, tỉnh đã đưa trên 40 sản phẩm đi quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ OCOP ở các tỉnh, thành phố lớn trong nước...
Đồng chí Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Chương trình OCOP được đánh giá là hướng đi đúng, giúp tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và xây dựng thương hiệu nông nghiệp riêng của Hà Giang. Việc triển khai Chương trình OCOP giúp người dân được tham gia vào tổ chức và phương thức sản xuất khoa học hơn; nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng NTM. Mục tiêu của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo là nâng cao chất lượng, số lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Việc phát triển mới các sản phẩm phải đảm bảo xuất phát từ nhu cầu thực tế, mong muốn làm của các chủ thể, theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng quy trình sản xuất tiên tiến như GMP, VietGap, Hữu cơ, ISO, HACCP...
Từ khi triển khai đến nay, đã có nhiều mô hình điển hình, tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP như: HTX Chế biến chè Phìn Hồ, thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) là cơ sở chế biến chè Shan tuyết hiện đại với một số dòng sản phẩm cao cấp; HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn (Bắc Mê) với dây chuyền chế biến Củ nghệ tươi thành nhiều dòng sản phẩm giúp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, mang lại nguồn thu cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn; HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng với 3.000 đàn ong thu nhập trên 4 tỷ đồng/năm, đã mang lại nguồn thu ổn định cho 27 hộ dân nuôi ong trên địa bàn huyện Mèo Vạc…
Có thể khẳng định, hiệu quả từ Chương trình OCOP có sức lan tỏa rộng khắp, tạo không khí thi đua lao động sáng tạo và các sản phẩm đa dạng, đặc trưng khắp các vùng miền, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống và giảm nghèo bền vững.
Bài, ảnh: Văn Nghị
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP
Tin khác

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP
11:19 | 28/02/2025 OCOP

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
10:55 | 25/02/2025 OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
10:17 | 24/02/2025 OCOP

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ
00:00 | 24/02/2025 OCOP

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
21:06 | 20/02/2025 OCOP

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao
14:53 | 20/02/2025 OCOP

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương
10:37 | 19/02/2025 OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP
16:20 | 18/02/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
15:03 | 14/02/2025 OCOP

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi
15:03 | 14/02/2025 OCOP

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao
19:26 | 13/02/2025 OCOP

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
09:39 | 12/02/2025 OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 11/02/2025 OCOP

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín
10:03 Tin tức

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
10:03 Tin tức

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 Làng nghề, nghệ nhân









