Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Gốm Hương Canh: Từ nghề truyền thống đến sân chơi nghệ thuật

LNV - Nghề gốm truyền thống đã có hơn 300 năm gắn bó mật thiết với đất và người Kẻ Cánh (Hương Canh, Bình Xuyên). Chỉ với chất đất mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho xứ đồng này, dưới bàn tay của bao người thợ kết hợp với lửa nung… sản phẩm gốm sành mang thương hiệu Hương Canh từng nức tiếng gần xa như câu ca xưa bây giờ còn nhắc: “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh/ Ai lên mình gửi cho anh với nàng”. Theo thời gian, gốm gia dụng Hương Canh không còn được ưa chuộng khi thị trường tiêu thụ thay đổi. Nhưng may mắn thay, đứng trước nguy cơ lửa lò dần nguội, vẫn còn những người đã và đang nỗ lực tìm chỗ đứng mới cho gốm Hương Canh.
Những năm 1950 - 1970 được cho là giai đoạn hoàng kim của gốm Hương Canh. Với sự ra đời của Hợp tác xã gốm, nghề gốm nơi đây phát triển mạnh mẽ. Hàng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Sản phẩm thời ấy chủ yếu là chum tương, vại nước, nồi niêu, ấm chén… khi nung ra, có màu nâu cháy đặc trưng và độ óng nhất định. “Gốm Hương Canh chống được nước thẩm thấu rất tốt, ngăn được ánh sáng, giữ bền hương vị của những thứ đựng bên trong.


Nguyễn Hồng Quang vẫn "chân lấm, tay bùn" gửi tình vào từng tác phẩm gốm.


Vại làm tương, muối dưa cà, ủ rượu, làm mắm... giữ được tròn vị hơn cả. Hũ đựng trà, trà khô giòn; đựng thuốc lào, thuốc lào mềm…” – Nghệ nhân Giang Thị Nhạn đầy tự hào khi giới thiệu với các đoàn khách về đặc trưng sản phẩm gốm của làng mình. Sở dĩ gốm Hương Canh có được những ưu việt đó là vì được làm từ nguyên liệu đất sét xanh khai thác trên chính những thửa ruộng quê, có độ mịn, ít cát, ít xương hơn... so với các loại đất nguyên liệu ở vùng khác.



Các tác phẩm gốm tham dự triển lãm nghệ thuật của Nguyễn Hồng Quang.

Một thời nhộn nhịp, sôi nổi, kiêu hãnh và tự hào là vậy, nhưng khi tìm đến với làng gốm Hương Canh ngày nay… khác với hình dung, chúng tôi hỏi thăm mãi mới đến được ngôi nhà trước cổng có treo tấm biển đã cũ màu mang tên: Cơ sở sản xuất gốm nghệ thuật Quang Đức. Vài ba gia đình còn lại ở làng vẫn lặng lẽ nổi lửa lò nung chum nung vại. Rất khó để tin, nơi đây từng là địa danh nổi tiếng trong câu ca: “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh”…

Khó để tin nhưng qua câu chuyện anh Nguyễn Hồng Quang - chủ cơ sở sản xuất gốm nghệ thuật Quang Đức chia sẻ, những người yêu gốm Hương Canh lặn lội đường xa đến đây chiêm ngưỡng, trải nghiệm đã không giấu được cảm xúc nuối tiếc, ngậm ngùi.

Nhu cầu thị trường thay đổi, trước nhiều sự lựa chọn khác, gốm gia dụng Hương Canh không còn được ưa chuộng, sức tiêu thụ kém dần và nghề gốm ở làng cũng dần mai một. Vài nhà bỏ nghề rồi nhiều nhà bỏ nghề. Cả làng giờ chỉ còn 5 – 7 gia đình vẫn sản xuất nhưng theo kiểu cầm chừng, lưu giữ nghề là chính.

Là con trai thứ ba của nghệ nhân Giang Thị Nhạn - một gia đình nhiều đời theo nghề làm gốm ở Hương Canh, chất đất, chất nước, sức nóng của lửa lò, giọt mồ hôi mặn chát trên áo mẹ cha… đã dần ngấm vào cậu bé Nguyễn Hồng Quang ngày nào tình yêu với nghề gốm.

Cũng chính bởi cái niềm yêu tha thiết đó nên khi nhận ra giá trị của những chiếc chum, vại mà chính tay anh, mẹ anh, người dân làng anh còng lưng vuốt vuốt, nặn nặn, lã chã mồ hôi đứng canh lửa lò… đến khi bán ra thị trường chỉ thu về tiền chục đến vài trăm nghìn đồng, anh Quang không khỏi trăn trở, băn khoăn.

Và rồi, ý tưởng “nâng tầm giá trị gốm Hương Canh” được anh ấp ủ và lên kế hoạch thực hiện. Ý tưởng đó là gì? Là sáng tạo trên nền cái gốc truyền thống, để mỗi sản phẩm gốm Hương Canh dù là cái chum, cái vại cũng phải xứng tầm là một tác phẩm nghệ thuật.

Quãng thời gian 5 năm học tập ở trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành điêu khắc) đã trang bị cho Nguyễn Hồng Quang thêm nhiều kiến thức về gốm nghệ thuật. Trở về quê nhà, anh bắt tay ngay vào việc nổi lửa lại lò gốm của gia đình để cho ra đời những sản phẩm mà người làng hồi đó chê là… chẳng giống ai! Vì không đựng được tương, muối được cà, ngâm được rượu… lại bán với cái giá trên trời – anh Quang vừa luôn tay trên bàn chuốt, vừa cười giòn kể chuyện cách đây gần chục năm.

Khó khăn, thất bại trong thời gian đầu là không tránh khỏi nhưng anh vẫn quyết theo đuổi đến cùng con đường mình đã định. Và thực tiễn đã chứng minh, nhiều năm qua, nhờ đôi bàn tay và khối óc sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Hồng Quang, sản phẩm gốm nghệ thuật Hương Canh đã có mặt trên khắp thị trường tỉnh bạn: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa…

Nhiều thị trường xuất khẩu cũng đã có đơn đặt hàng nhưng anh từ chối vì số lượng lớn, một mình anh không đủ sức kham, nhưng nếu giao cho thợ khác để có đủ đơn hàng thì anh không yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Xưởng gốm của gia đình anh Quang đang ứng dụng một số công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất như làm đất bằng máy, bàn vuốt chạy điện..., nhưng có một số khâu anh nhất định duy trì theo truyền thống là chuốt, vuốt gốm bằng tay và nung gốm bằng lò thủ công để giữ được sắc màu đặc trưng của gốm Hương Canh truyền thống. Nhờ làm chủ được quy trình làm gốm, hiểu rõ về các chất liệu đất, nước và lửa nên mỗi mẻ gốm ra lò, sản phẩm loại I đạt tỷ lệ lên đến 98%.

Cùng với nhiều danh hiệu như Người thợ trẻ giỏi toàn quốc, khen tặng của tỉnh, của Trung ương và Hội đồng nghệ thuật, với anh Quang, danh hiệu danh giá nhất đó chính là sự ưu ái, mến mộ của nhiều nghệ nhân và người chơi dành cho Gốm nghệ thuật Quang Đức.

Anh cũng đã có trong tay nguồn doanh thu bất ngờ so với việc sản xuất những sản phẩm gốm dân dụng đơn thuần như trước đây. Anh dự định sẽ nhân rộng mô hình sản xuất gốm nghệ thuật ở làng, tạo nên sản phẩm gốm Hương Canh đạt chất lượng đồng bộ, hướng đến thị trường xuất khẩu; để thương hiệu gốm Hương Canh bền chặt với thời gian và vươn đến muôn phương.

“Tất cả mọi con đường đều có sự thăng trầm và đều có cái giá riêng, đều được đo bằng chất xám, mồ hôi, đôi khi có cả nước mắt. Và dòng gốm nghệ thuật là con đường tôi đã chọn cho riêng tôi. Bởi tôi yêu gốm và tôi yêu mảnh đất này” – Những lời tự sự mộc mạc mà chân thành, xúc động của nhà điêu khắc Nguyễn Hồng Quang, người đã và đang nỗ lực thắp lại lửa lò, hồi sinh làng gốm Hương Canh.

Bài, ảnh: Hoàng Cúc

Tin liên quan

Tin mới hơn

Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.

Tin khác

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

LNV - Vào sáng ngày 11/01/2025 (tức ngày 12 tháng 12 âm lịch), người dân làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Nghề May để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Sen - Thánh Tổ Nghề May và chào mừng làng nghề may truyền thống Trạch Xá đón nhận di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2024.
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

LNV – Thực hiện quyết định của Sở Công thương Hà Nội, tối 10/1/2025, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

LNV - Nằm tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, làng nghề nhôm đúc Hải Vân đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm nhôm đúc mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Với bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, làng nghề không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống qua từng sản phẩm.
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

LNV - Làng nghề gạch, gốm truyền thống Mang Thít là một di sản văn hóa độc đáo, nằm tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Đây được coi là một trong những vùng sản xuất gạch và gốm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm nét truyền thống.
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

LNV - Vượt qua trận lụt lớn do bão Yagi, vườn đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) hiện đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những gốc đào đang được chăm sóc kỹ lưỡng, chuẩn bị khoe sắc thắm trong dịp Tết.
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

LNV - Nghề làm khô cá cơm tại Sông Đốc, dù có lịch sử lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn với hàng trăm lao động và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đã được đầu tư. Mỗi năm, hàng ngàn tấn sản phẩm được cung ứng ra thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách địa phương và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

LNV - Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn nhiều so với bình thường nhưng lượng tiêu thụ thường cao gấp 4 - 5 lần.
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

LNV - Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Miss International 2024 được tổ chức tại Nhật Bản ngày 12/11/2024, có sự tranh tài của hơn 70 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các người đẹp lần lượt trải qua các phần thi: trang phục dân tộc, dạ hội, áo tắm và ứng xử. Người đẹp đại diện Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy đã trình diễn bộ trang phục dân tộc “Lụa nàng sen” được làm bằng lụa tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) và xuất sắc đoạt vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025

Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025

LNV - Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội được diễn ra từ ngày 26-30/12 tại khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động