Gốm Bát Tràng thay đổi để phát triển
Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay gốm sứ Bát Tràng đã trở thành một thương hiệu của Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Và điều đặc biệt là các sản phẩm đồ gốm nơi đây vẫn giữ được cách làm truyền thống do cha ông truyền lại, mang nét đặc trưng của dân tộc.
Góc nhỏ một gian hàng tại chợ gốm sứ Bát Tràng |
Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng theo phương pháp truyền thống, người thợ phải trải qua vô số công đoạn từ chọn đất, như tạo hình, phơi gốm, đồ mộc. Sau đó, nó còn được trang trí hoa văn và tráng men để có được độ bền và màu sắc tốt nhất. Loại men độc đáo của làng gốm Bát Tràng là men tro, ngoài ra còn có màu nâu. Men nâu này là hỗn hợp của men tro với 5% đá thổi. Một loại men khác do làng gốm Bát Tràng sáng tạo ra là men lam được làm từ đá đỏ trộn với men áo, phát màu ở nhiệt độ 1250 độ C. Tất cả đồ gốm của Bát Tràng đều được làm thủ công trên bàn xoay, thể hiện rõ nét tài hoa của các nghệ nhân gốm sứ. Cách nhận biết gốm sứ Bát Tràng là dựa vào nước men trắng, màu ngà đục, lõi gốm dày, chắc và nặng.
Về chủng loại, làng gốm Bát Tràng sản xuất ra các loại phong phú, đa dạng, được xếp vào gốm gia dụng, gốm thờ và gốm trang trí. Đồ gốm gia dụng gốm sứ chén, bát, khay trà, lọ hoa, ấm, điếu, bình vôi, ly rượu,... Ngoài ra, đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng bao gồm chân đèn, lư hương, đỉnh, đài, bàn thờ,... Các loại chân đèn, lư hương, đỉnh thờ Bát Tràng là những món đồ được giới sưu tầm đồ cổ săn lùng, bởi chúng không chỉ tinh xảo mà còn được khắc đầy đủ thông tin về người sáng tạo, ngày tháng năm sản xuất cũng như các tên của người đã đặt hàng. Đây là một trong những nét truyền thống độc đáo mà có lẽ chỉ có làng gốm Bát Tràng mới lưu truyền.
Sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng |
Làng gốm Bát Tràng không chỉ là một làng nghề thủ công lâu đời mà nó còn chứa đựng những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã thổi vào đó cái hồn của dân tộc Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã đi khắp mọi miền đất nước, trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Trong suốt hàng trăm năm qua, làng gốm Bát Tràng luôn giữ vững vị trí của mình trong lòng người dân Việt Nam, gắn bó với mỗi con người trên đất nước này, để nói đến gốm sứ là người ta nhắc ngay đến tên Bát Tràng.
Trong thời đại ngày nay, khi nền công nghiệp hiện đại hóa phát triển, Bát Tràng cũng theo xu hướng phát triển đi ra khắp thế giới nhưng vẫn luôn giữ cho mình những nét truyền thống mà không một làng gốm nào trên quê hương Việt Nam có được. Tại đây, làng gốm sứ chọn cách sản xuất gốm sứ kèm theo đó mở rộng cửa đón khách du lịch vừa đem lại hiệu quả kinh tế nhưng vẫn giữ cho mình truyền thống ông cha.
Đến với làng gốm, khách du lịch được thử sức làm một “nghệ nhân không chuyên” dưới sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của những người thợ lành nghề có kinh nghiệm lâu năm. Ngoài việc tự nặn một sản phẩm gốm đơn giản, người tham quan có nhu cầu còn được nung và tráng men theo “đúng chuẩn”, vẽ màu hoặc họa tiết trang trí theo ý muốn,... Không chỉ lan tỏa nét văn hóa độc đáo và đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách, hoạt động này còn góp phần tăng nguồn thu cho Bát Tràng.
Bạn Thu Thảo chia sẻ: “Từ lâu tôi đã được nghe về làng Gốm sứ Bát Trang mà nay mới có cơ hội đến và trải nghiệm, theo sự hướng dẫn của bác chủ xưởng, mọi người sẽ được học cách phối hợp giữa việc xoay bàn quay thật đều và tạo hình đất sét trắng. Để nặn ra một chiếc bát hoặc chiếc bình tùy theo sở thích mỗi người, nhìn bác làm rất dễ nhưng khi tự làm thì không đơn giản, cần sự tập trung, khéo léo và kiên nhẫn. Làm xong thì sản phẩm mình sẽ được bác chủ xưởng đem nung và mình sẽ được đem về. Mọi người đều cảm thấy rất vui, chắc chắn sẽ còn trở lại làng gốm sứ Bát Tràng vào dịp gần nhất”.
Trải nghiệm làm gốm tại làng gốm sứ Bát Tràng |
Chợ gốm sứ Bát Tràng cũng là nơi trưng bày các sản phẩm gốm của làng. Có rất nhiều cửa hàng sát cạnh nhau, bày bán rất nhiều những sản phẩm, mẫu mã gốm sứ tuyệt vời bạn thoải mái lựa chọn nhờ vậy mà trở thành một điểm du lịch thu hút được rất nhiều khách du lịch ghé thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài. Tới đây, du khách có thể thoải mái chụp hình sống ảo, kèm theo là các dịch vụ đi kem như cho thuê trang phục, phụ kiện, chụp ảnh… giúp phục vụ nhu cầu khách hàng.
Nghề thủ công nào cũng tồn tại song song với nhu cầu biến đổi để theo kịp với sự phát triển của cuộc sống. Các thế hệ của làng gốm Bát Trang đã đứng vững qua nhiều thế kỉ, bởi họ chấp nhận cải tiến, bắt nhịp thời đại. Họ phát triển làng nghề trở thành địa điểm tham quan - du lịch, tích hợp công nghệ tiên tiến trong qui trình thủ công,... Tuy nhiên, những giá trị tinh túy của ông cha để lại từ xưa vẫn luôn được người Bát Tràng lưu giữ, bảo tồn. Hy vọng rằng gốm sứ Bát Tràng không chỉ luôn giữ được chất lượng truyền thống và quy mô hiện tại mà còn được mở rộng, phát triển hơn nữa và được nhiều người đánh giá cao, được đông đảo bạn bè thế giới biết tên.
Tin liên quan
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 Làng nghề, nghệ nhân
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 Kinh tế