Gói hỗ trợ 6.000 tỷ đào tạo lại lao động: Tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp
Ảnh minh họa
Bộ LĐ-TB-XH vừa có đề xuất trình Chính phủ về việc sử dụng khoảng 6.000 tỷ đồng từ nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ đào tạo lại cho khoảng 1 triệu lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, dự kiến mức đề xuất hỗ trợ học nghề là 1 triệu đồng/người trong thời gian tối đa 6 tháng. Về điều kiện thực hiện hỗ trợ đào tạo, dự thảo đề xuất kiến nghị việc triển khai thông qua người sử dụng lao động đang quản lý người lao động gặp khó khăn do Covid-19.
Người sử dụng lao động được hỗ trợ khi có đủ 4 điều kiện, như: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
Doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu công nghệ sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019.
Đồng thời, doanh nghiệp cần có báo cáo quyết toán tài chính của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ và có phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động...
Với điều kiện có báo cáo quyết toán, dự thảo đề xuất nêu rõ, báo cáo quyết toán tài chính phải của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ phản ánh việc giảm doanh thu từ 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng trường hợp người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ trong 3 tháng đầu năm 2021 thì báo cáo quyết toán tài chính của năm 2020 phải phản ánh việc giảm doanh thu từ 20% trở lên so với năm 2019.
Cần đưa ra điều kiện đảm bảo thực tế
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho rằng đây là chủ trương tốt, có ý nghĩa với những lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh.
“Tuy nhiên thời điểm này đề xuất có phần hơi chậm, đáng ra nên đưa ra chính sách này ngay từ năm ngoái để kịp thời hỗ trợ lao động. Khi thực hiện, cũng cần tính đến những điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận. Bộ cũng cần nghiên cứu cách làm thực tế, lấy ý kiến doanh nghiệp, các hiệp hội để có cách làm phù hợp, đi vào cuộc sống, tránh việc chính sách chỉ trên đề án nhưng khi đưa vào triển khai doanh nghiệp và người lao động lại gặp khó khăn”, ông Phạm Minh Huân nhấn mạnh.
Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng khi thực hiện cần liên tục kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời nếu có những khó khăn, vướng mắc.
Nói thêm về sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ông Phạm Minh Huân cho rằng, đây là khoản ngân sách dùng để hỗ trợ lao động không may mất việc hoặc giảm giờ làm. Trong luật quy định, ngoài việc hỗ trợ thất nghiệp, nguồn tiền này còn dùng để đào tạo lại lao động. Tuy nhiên thực tế nhiều năm nay, nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ tập trung vào việc trợ cấp cho lao động sau khi mất việc, phần đào tạo lại, dạy nghề cho lao động chưa thực sự được chú trọng. Theo đó, về lâu dài cần có những nghiên cứu, giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH xuất phát từ thực tế ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 đến thị trường lao động, song rộng hơn, hiện nay lao động cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ mất việc, việc làm bị thay thế trong cuộc CMCN 4.0. Do đó, theo ông Phạm Minh Huân, các bộ ngành cần phối hợp, tính toán xây dựng các đề án về đào tạo và đào tạo lại lao động nhằm ứng phó với những thay đổi của thị trường trong tương lai.
Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), thời gian qua, số lượng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là rất lớn, bởi vậy chính sách hỗ trợ học nghề là rất cần thiết.
Bà Hương cho rằng, cần có một chiến lược về đào tạo lại, trong đó xác định rõ những nhóm ngành, nghề thực sự cần thiết để đào tạo cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng kịch bản đào tạo, chuyển đổi nghề rất cụ thể. Đặc biệt, nên rút kinh nghiệm từ các chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm trước đây, không phải đào tạo một cách ồ ạt.
Nói về con số 20% sụt giảm doanh thu là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được nhận hỗ trợ, bà Hương cho rằng, số liệu này có phần “cảm tính, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp”. Theo chuyên gia này, trên thực tế, không chỉ khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mà trong điều kiện bình thường, các doanh nghiệp vẫn thường xuyên có nhu cầu đào tạo lại lao động để đáp ứng việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh.
“Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ các chính sách trước để sử dụng nguồn tiền cho phù hợp, tránh lãng phí”, bà Hương lưu ý.
Chuyên gia này cũng cho rằng, có thể coi việc dành 6.000 tỷ hỗ trợ lao động học nghề lần này như một đợt thí điểm, nếu triển khau tốt sẽ là tiền cho những chiến lược đào tạo có tính chất lâu dài và bài bản về sau.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, nếu được thông qua, chính sách hỗ trợ sẽ được áp dụng ngay trong cuối quý 1 hoặc quý 2/2021 và có thể kéo dài 1 năm... Bộ này cũng cho rằng, về tính khả thi, phương án hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có thể tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ hơn so với quy định hiện nay. Từ đó thúc đẩy việc đào tạo, đào tạo lại lao động, đảm bảo duy trì việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp và vẫn đảm bảo.
Theo VOV.VN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới