Giữ lửa nghề làm giấy Bản - Di sản miền sơn cước
Từ thớ vỏ sần sùi đến thớ giấy đặc biệt
Sự độc đáo của nghề làm giấy bản không chỉ nằm ở quy trình sản xuất mà còn ở giá trị tâm linh mà sản phẩm này mang lại. Từ việc bóc vỏ, ngâm nước vôi, đến việc khuấy và tạo thành từng tờ giấy, tất cả đều được thực hiện bằng tay và theo quy trình truyền thống.
Khi mặt trời còn đang len lỏi đạp xe qua đỉnh núi, những cành lá mạy sla (cây dưỡng) đang vui đùa cùng làn gió thu cũng là lúc người dân Lũng Quang bắt đầu làm giấy bản phục vụ Rằm tháng 7.
Từ chiếc lò đất nung trước cửa nhà, từng làn khói quyện vào nhau, nối đuôi nhau bay lên chùng chình qua triền đồi, tiếng bà con í ới gọi nhau, tiếng đập vỏ cây, tiếng sàng nước,... mang theo hơi thở tất bận của một làng nghề đã trải qua hàng thập kỉ.
Ông Trương Văn Bồng đã có kinh nghiệm làm giấy bản hơn 20 năm, tại xóm Lũng Quang cho biết: "Phần lớn bà con chúng tôi đều là nông dân, canh tác nông nghiệp trên núi, do làng thiếu nước, ít ruộng, rất khó khăn trong việc trồng trọt nên cứ đến mùa bóc vỏ mạy sla (vỏ cây dưỡng) chúng tôi sẽ tập trung làm giấy để cải thiện kinh tế. Để làm ra tờ giấy bản phải tốn nhiều thời gian, công sức, trải qua nhiều công đoạn”.
![]() |
Ông Trương Văn Bồng năm nay ngoài 60 tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề làm giấy |
Để làm ra được thớ giấy bản chất lượng, người Tày Nùng nơi đây thường làm giấy từ vỏ cây dưỡng (tiếng Tày gọi là mạy sla) một loại cây được mọc tự nhiên trên các triền đồi và núi cao. Vào tháng 2, 3, 6, 7, bà con bắt đầu bóc vỏ cây, sau đó ngâm trong nước vôi và rửa qua nước để loại bỏ phần vỏ đen. Sau đó, vỏ được đun và ngâm trong nước sạch, tạo thành một loại nước có màu vàng nhạt đặc sánh.
Sau quá trình khuấy đều và trộn bã giã từ cây dây trơn để tránh giấy bị dính, sản phẩm giấy bản được ép nước và đặt lên mặt lò nóng để khô. Quá trình này đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn, từ đó tạo ra những tờ giấy bản có màu vàng, mỏng vừa phải và dai.
Cũng theo ông Bồng, mùa cao điểm bán giấy bản trong năm là từ giáp Tết qua tiết Thanh Minh và Rằm tháng 7. Đây là một nghề độc đáo và cổ xưa nhất miền sơn cước, hết sức độc đáo và rất khó cạnh tranh.
"Tết Nguyên Đán, Thanh Minh và Rằm tháng 7 là 3 lễ lớn nhất trong năm của người Tày, Nùng Cao Bằng. Giấy làm ra bao nhiêu thì người ta về tận làng mua hết bấy nhiêu, có khi còn không đủ giấy để mang ra ácc phiên chợ bán", ông Bồng hào hứng cho hay.
Gắn bó với đời sống thường nhật
Nghề làm giấy bản không chỉ đơn thuần là một nghề thủ công, mà còn chứa đựng giá trị tâm linh và văn hóa của người dân Tày, Nùng. Theo cụ Lý Thị Năm và một số già làng cao tuổi ở huyện Hà Quảng, đối với mỗi một người Tày, Nùng, từ khi sinh ra, lớn lên và mất đi đều gắn bó với những nghi lễ. Trong những nghi lễ đó đều có sự xuất hiện của giấy bản.
“Một đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ, đứa bé đã được làm lễ cầu chúc mẹ tròn con vuông; khi sinh ra được tròn 1 tháng thì lễ lập bàn thờ mụ; tròn 1 năm thì làm lễ cầu bình an, tránh bệnh tật; tuổi thiếu niên thì làm lễ trưởng thành; về già thì làm lễ vằn khoăn, nhằm tăng thêm tuổi thọ; khi qua đời thầy Tào chủ trì đám tang, đưa linh hồn người mất về với tổ tiên”, cụ Nhất tự hào chia sẻ.
![]() |
Cụ Lý Thị Năm đang bóc giấy bản |
Tất cả những thăng trầm của cuộc đời đều được giấy bản chứng kiến, khi thì dùng giấy bản ghi chép lưu giữ các tài liệu truyện cổ dân gian, gia phả dòng họ... khi thì dùng để cắt giấy tiền, vàng mã, đặc biệt người dân còn dùng giấy bản để dán bàn thờ, trang trí trong nhà, dùng để viết chữ Nho, chữ Hán, bởi giấy dai và thấm mực, chữ viết không bị phai màu.
Dù đã trải qua hàng trăm năm, nghề làm giấy bản vẫn tồn tại và phát triển. Ngày nay, giấy bản không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh và văn hóa của người dân Tày, Nùng mà còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Với đặc tính dai xốp, bền và sạch sẽ, giấy bản đã trở thành lựa chọn hàng đầu để đóng gói các sản phẩm thực phẩm như bánh, kẹo, bỏng ngô...
![]() |
Giấy bản được bày bán tại các chợ Phiên |
Nghề làm giấy bản tại xóm Lũng Quang không chỉ là một nghề truyền thống độc đáo mà còn là một phần tâm hồn và văn hóa của người dân Tày, Nùng. Từ việc sản xuất đến giá trị tâm linh, giấy bản mang theo một câu chuyện dài, kết nối thế hệ qua thế hệ và góp phần tạo nên sự đa dạng và giàu có văn hóa của khu vực.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô
16:19 | 29/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng
20:25 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu
20:22 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động
20:21 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
20:20 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống
20:19 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới
20:18 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc
20:17 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9
08:36 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mộc Thủ Độ
08:48 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
08:47 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Thừa Thiên Huế: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch vùng năm 2023
20:00 Tin tức

Hội thi Thư pháp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam
17:59 Tin tức

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới










