Giữ hồn mành cọ
Chuyến xe bus từ từ lăn bánh đưa tôi rời thành phố về quê hương của những chiếc mành cọ mộc mạc, giản đơn nhưng lại có ý nghĩa với nhiều gia đình. Tôi bỗng nhớ lại cuộc gặp cách đây hơn 1 năm với một người bạn học cùng cấp ba là người xã Tiêu Sơn. Ngày ấy khi nghe tôi đặt vấn đề muốn về Đoan Hùng- nơi làm ra những chiếc mành cọ nổi danh thì cậu bạn trầm ngâm nói: “Đấy là chuyện ngày xưa rồi bạn ạ! Giờ đây mành cọ Đoan Hùng đã không còn phát triển rực rỡ như trước nữa”. Ban đầu mới nghe thông tin, tôi cũng thoáng buồn, nhưng cũng chính điều đó càng thôi thúc tôi tìm về nơi làm ra những chiếc mành cọ nức tiếng một thời...
Trên đường đến nhà ông Vinh, đồng chí cán bộ xã cho biết: “Có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là số hộ gắn bó với nghề truyền thống này của địa phương đang dần dần mai một. Hệ thống nhà xưởng, máy móc của nhiều gia đình đã không còn hoạt động liên tục, chỉ còn vài hộ vẫn túc tắc sản xuất nhằm cố gắng giữ lại nghề truyền thống. Đó là gia đình các ông Nguyễn Văn Lịch, Nguyễn Văn Vinh ở khu 6, xã Tiêu Sơn. Họ là các cháu của “ông tổ” mành cọ Nguyễn Văn Luân. Mành cọ giờ đây không còn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, gia đình ông Vinh phải thu hẹp lại xưởng sản xuất và số lượng cũng giảm dần. Từ một người thợ có “bàn tay vàng” dệt mành cọ, ông cùng vợ phải chuyển sang làm nhiều nghề để trang trải cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, ông Vinh cùng các anh em trong gia đình vẫn không từ bỏ nghề làm mành cọ truyền thống của gia đình và quê hương”.
Mành cọ Đoan Hùng luôn được gia đình ông Nguyễn Văn Vinh gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Những năm 50 của thế kỷ trước cụ Nguyễn Văn Luân - ông nội của ông Vinh vốn quê gốc ở Thái Bình di cư lên đây. Nhận thấy người dân nơi đây dùng lá cọ để đan nón hoặc lợp nhà, còn cành cọ chỉ dùng làm củi nên cụ Luân đã thu mua những cành cọ về dệt thành chiếc chiếu bán vào mỗi buổi chợ phiên và thế là chiếc chiếu mành cọ Đoan Hùng ra đời từ đó. Nhờ kỹ thuật làm chiếu đẹp và chất lượng tốt nên mành cọ của gia đình cụ Luân ngày càng được nhiều nơi trong cả nước biết đến, số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều. Vì thế, số nhân công cũng ngày càng đông tới hơn 20 người. Có thể nói, trước thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, cây cọ là “cây ấm no” của một số hộ dân trong xã. Mành cọ của gia đình cụ Luân sản xuất chỉ dành xuất khẩu cho thị trường Liên Xô (cũ). Đến đầu thập niên 90, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, mành cọ Đoan Hùng mất thị trường tiêu thụ quan trọng nhất. Lúc này những gia đình làm chiếu chuyển sang sản xuất phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm nên nhiều người sản xuất mành cọ không còn mặn mà với nghề. Những vườn cọ xanh ngát trên đồi và cây cọ phủ quanh vườn nhà đã bị đốn hạ gần hết để thay thế bằng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, dẫn tới giảm nguồn cung cấp cành cọ cho các cơ sở sản xuất khiến họ phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, sự “lên ngôi” của mành trúc, chiếu tre, các sản phẩm chiếu nhựa mẫu mã đa dạng đã làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế, “số phận” của nghề đan mành cọ Đoan Hùng ngày càng mong manh.
Tâm huyết với nghề
Cái nắng hanh hao đầu đông như dát vàng cho các sản phẩm của xưởng làm mành cọ. Giữa sân nắng, những chiếc mành vừa dệt xong được xếp đặt cẩn thận trước khi đưa lưu kho để giao cho bạn hàng. Những chiếc mành cọ được gia đình ông Vinh tỉ mỉ lựa chọn từng chiếc nan xếp cho đều màu, khi sờ tay có cảm giác “mát lịm” mà không hề có gợn dăm. Ông Vinh tươi cười: “Nghề đan mành cọ giờ trở thành nghề phụ, nhưng vẫn đem lại thu nhập cho gia đình tùy theo năng suất và đơn đặt hàng của khách”.
Chiếc mành cọ truyền thống có chất lượng tốt và giá thành phù hợp hơn so với các loại chiếu nhựa trên thị trường nên vẫn được khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Để có được sản phẩm đẹp, chất lượng cũng như giữ vững thương hiệu mành cọ của gia đình, ông Vinh đã vượt qua không ít thử thách. Gần chục năm về trước, mành cọ có dấu hiệu chững lại, ông Vinh những tưởng phải dừng lại với nghề. Thế nhưng những người bạn hàng lâu năm vẫn tìm đến và nhờ ông cung cấp cho một lượng lớn mành cọ vào miền Nam. Cùng sự hỗ trợ động viên của gia đình, tình yêu đối với nghề làm mành cọ thêm một lần trỗi dậy, ông Vinh tiếp tục nhận lời và quyết tâm duy trì nghề. Chiếc khung dệt treo trên gác lâu ngày phủ bụi lại được ông đưa xuống và đầu tư mua thêm máy móc cải tiến kỹ thuật và năng suất. Công đoạn vót nan cọ là vất vả nhất khiến ông Vinh luôn trăn trở làm sao để chế tạo ra chiếc máy vót nan theo đúng tiêu chuẩn mà không tốn thời gian công sức của công nhân, cuối cùng sau nhiều ngày nghiên cứu ông đã sáng chế ra chiếc máy vót nan cọ cho ra sản phẩm đảm bảo đều, trơn nhẵn và có thẩm mỹ.
Đưa chúng tôi đi thăm quan xưởng, ông Vinh chia sẻ: “Yêu nghề, nghề không phụ lòng. Cứ đam mê với nghề lại càng tạo được sức sống cho nghề. Xưởng tuy nhỏ nhưng gia đình tôi vẫn giữ đúng quy trình sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn để sản phẩm làm ra không mất uy tín đối với khách hàng lâu năm của gia đình. Tôi muốn con cháu theo nghề dệt lắm, bọn trẻ vốn nhanh nhẹn, học một biết mười nên chắc sẽ làm còn tốt hơn tôi nhưng kinh tế thị trường mở cửa người học nghề này có lẽ sẽ ngày một ít dần”. Từ tâm huyết này, ông Vinh động viên mọi người trong gia đình quảng bá sản phẩm, tìm thị trường rộng hơn vì vậy chất lượng sản phẩm của ông luôn được các công ty xuất khẩu tin tưởng đặt hàng. Cũng từ những yêu cầu khắt khe của khách hàng, ông Vinh đã cố gắng nghiên cứu và đạt được nhiều thành công trong nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công mành cọ Đoan Hùng và góp phần tiếp tục giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống của quê hương.
Bài và ảnh: Thu Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân