Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang
Nhuộm chàm, dệt vải là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Lào bản Na Sang |
Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Các sản phẩm được làm từ vải dệt như: trang phục, vỏ đệm, vỏ gối, vỏ chăn, túi đeo, khăn...
Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở Na Sang đã phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình gắn với phát triển kinh tế.
Nằm nép mình bên dòng suối trong veo, bản Na Sang như một bức tranh sống động, nơi những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện sau những cánh đồng bông bạt ngàn. Đây chính là nơi cư ngụ của người dân tộc Lào, những người đã gìn giữ và phát triển nghề dệt vải truyền thống qua nhiều thế hệ.
Theo quan niệm xa xưa của người Lào, phụ nữ phải biết dệt vải mới lấy được chồng. Và thế là nghề dệt vải đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống của phụ nữ Na Sang. Họ khéo léo đưa từng sợi bông mềm mại vào khung dệt, kết hợp với đôi bàn tay tài hoa để tạo ra những tấm vải bền đẹp và tinh xảo.
Nghề dệt truyền thống dân tộc Lào chứa đựng sắc thái văn hóa riêng. Vì vậy việc bảo tồn và truyền dạy một số công đoạn trong nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào như: trồng bông, xe sợi, nhuộm mầu… là rất quan trọng để tạo ra được một sản phẩm đẹp mắt, chất lượng tốt, thuận lợi khi sử dụng, có giá trị cao.
Để tạo ra những sấp vải thổ cẩm những người phụ nữ dân tộc Lào phải tiến hành qua các nhiều bước như: tách hạt bông, bật bông, vê bông, se sợi, quay sợi, lắp và quay cuộn chỉ, dải sợi, thu sợi, dệt…
Và để hoàn thiện một mảnh vải chàm phải mất gần một tháng. Từ chất liệu, màu sắc, độ dày, độ dài… đều có yêu cầu rất cao và được thực hiện bởi kinh nghiệm, sự khéo léo, quen tay của người phụ nữ.
Mỗi hoa văn, mỗi họa tiết đều mang một câu chuyện, một ý nghĩa riêng. Từ hình ảnh những chú voi uy nghi đến những bông hoa nở rộ, mỗi tấm vải đều kể nên một câu chuyện về thiên nhiên, con người và cuộc sống của cộng đồng.
Ngày nay, nghề dệt truyền thống Na Sang không chỉ còn là phương tiện may mặc mà còn trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Nhờ sự nhiệt tình và sáng tạo của những người phụ nữ Na Sang, những tấm vải thổ cẩm đã trở thành những món quà lưu niệm độc đáo, được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Na Sang 2 là một điển hình thành công trong việc phát huy nghề dệt truyền thống. Với sự tham gia của 15 thành viên, HTX đã tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, được khách hàng từ Hà Nội, Hòa Bình, Sa Pa tin dùng. Thu nhập trung bình của mỗi thành viên lên tới hàng triệu đồng mỗi tháng, mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình và bản làng.
Bà Lò Thị Viên, Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm Lào Na Sang 2 chia sẻ: các sản phẩm đều là hàng thủ công, quy trình làm đảm bảo nét truyền thống và yếu tố thẩm mỹ nên khách hàng rất ưa chuộng. Thị trường chính các sản phẩm của HTX là khách hàng từ Hà Nội, Hòa Bình, Sa Pa đặt hàng; mỗi đơn hàng dao động từ 1 - 50 triệu đồng. Thành viên HTX nhận khoán và làm sản phẩm tại gia đình, tùy thuộc vào việc đầu tư thời gian sẽ quyết định thu nhập cao hay thấp. Trung bình mỗi thành viên HTX có thu nhập từ 2,5 - 5 triệu đồng/tháng, đem lại nguồn thu nhập khá cao trong thời điểm nông nhàn.
Việc sản xuất các sản phẩm tại gia đình thành viên HTX góp phần thúc đẩy sự tiếp xúc, truyền dạy, hứng thú của thế hệ trẻ đối với sản phẩm thủ công truyền thống.
Nghề dệt có từ lâu đời, được duy trì và phát triển dưới mái hiên đồng bào dân tộc Lào Na Sang. |
Không chỉ vậy, nghề dệt còn đóng vai trò như một sợi dây liên kết thế hệ trẻ với truyền thống. Bà Lò Thị In, một thành viên của HTX, chia sẻ: "Khi làm sản phẩm tại nhà, chúng tôi không chỉ dạy nghề cho con cháu mà còn truyền cho chúng lòng tự hào về văn hóa dân tộc".
Khác với Na Sang 2, các sản phẩm dệt được đẩy mạnh tiêu thụ, quy về một mối dưới hình thức HTX, tại bản Na Sang 1 - cũng là nơi đồng bào dân tộc Lào sinh sống, các bà, các mẹ ngày ngày lưu giữ truyền dạy văn hóa truyền thống trong từng hoa văn, tìm cách đưa sản phẩm thổ cẩm dân tộc Lào ra thị trường.
Tại bản Na Sang 1, dù chưa thành lập HTX nhưng những người phụ nữ vẫn ngày ngày miệt mài bên khung dệt, gìn giữ từng hoa văn, từng họa tiết truyền thống. Những chiếc chân váy và khăn thổ cẩm do họ làm ra không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là một cách bảo tồn trang phục truyền thống của người Lào.
Nhờ tình yêu và sự sáng tạo của người dân Na Sang, nghề dệt truyền thống không chỉ được gìn giữ mà còn phát triển mạnh mẽ. Những tấm vải thổ cẩm không chỉ đẹp mắt mà còn mang một ý nghĩa văn hóa sâu sắc, góp phần lưu giữ và tôn vinh bản sắc dân tộc Lào.
Trải qua nhiều thế hệ, nghề dệt thủ công truyền thống được đồng bào dân tộc Lào ở Núa Ngam gìn giữ, phát huy, với mong muốn đưa các sản phẩm thổ cẩm trở thành một trong sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo ấn tượng với mỗi du khách khi có dịp đến với Điện Biên.
Tin liên quan
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết tâm lập những kỳ tích “Điện biên phủ” mới
11:00 | 07/05/2024 Tin tức
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử
09:13 | 02/05/2024 Văn hóa - Xã hội
Cần cải tiến để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Điện Biên
10:55 | 08/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 | 05/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề nước mắm Nam Ô
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề bánh nổ Điền Trang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới
15:28 Tin tức
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 Nghiên cứu trao đổi
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025
16:39 Tin tức
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 Làng nghề, nghệ nhân