Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

LNV - Bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thúc đẩy liên kết thông qua các HTX, nhiều địa phương tại tỉnh Cao Bằng đang từng bước khẳng định hướng đi mới trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững.

Cùng với những đóng góp của các HTX, những thành công trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiện đại, từ đó xóa nghèo, làm giàu cho người dân, không thể không kể đến vai trò đồng hành của Liên minh HTX Việt Nam với các chương trình hỗ trợ thiết thực.

Hiệu quả sản xuất sạch

Cách thành phố Cao Bằng (cũ) hơn 130 km, xã Thể Dục (nay thuộc xã Nguyên Bình) từng được biết đến là một địa phương nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo chiếm phần lớn dân số.

Nhưng chỉ sau vài năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa cây lê đặc sản vào trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, đời sống người dân trên địa bàn xã đã có bước khởi sắc rõ rệt.

-5848-1752477215.jpg

Cây lê đang trở thành một trong những cây giảm nghèo ở Cao Bằng

Từ năm 2019, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và các chương trình phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam cùng Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng, xã Thể Dục đã triển khai dự án trồng cây lê với 159 hộ tham gia.

Đến nay, toàn xã có hơn 12 ha trồng các giống lê như lê vàng, VH6, trong đó gần 7,5 ha đã cho thu hoạch với sản lượng gần 120 tấn mỗi năm. Cây lê phát triển trên nền tảng sản xuất khoa học, ứng dụng canh tác thông minh, an toàn sinh thái, đã nhanh chóng bén rễ đất cằn, mang lại giá trị kinh tế vượt trội.

Hộ bà Đặng Mùi Ghển, xóm Nặm Boóc là một điển hình. Trồng gần 100 cây lê trên diện tích 0,3 ha, nhờ được tập huấn kỹ thuật và áp dụng đúng quy trình sản xuất VietGAP, vườn lê của gia đình bà cho năng suất vượt trội, mỗi năm thu gần 3 tấn quả, bán giá từ 50.000 – 80.000 đồng/kg, thu nhập trên 200 triệu đồng.

“Từ ngày được cấp mã số vùng trồng và chứng nhận VietGAP, thương lái và người tiêu dùng đến tận vườn nhà tôi đặt mua, không còn lo đầu ra như trước”, bà Ghển phấn khởi chia sẻ.

Cùng với cây lê, xã Thành Công (nay thuộc xã Thành Công mới) lại chọn cây dong riềng làm cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp.

Hiện, toàn xã có gần 136 ha dong riềng (thống kê trước ngày 1/7/2025), năng suất trung bình đạt 60 tấn/ha. Đặc biệt, một số hộ đã mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, qua đó giúp tăng năng suất và giá trị sản phẩm.

Liên kết tạo sức mạnh

Ông Lý Văn Piền, xóm Bành Tổng là một trong những hộ có diện tích trồng lớn nhất ở địa phương, với tổng số hơn 3 ha dong riềng. Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 180 tấn củ, thu nhập gần 450 triệu đồng.

Tương tự, bà Du Thị Say, một nông dân khác tại xóm Phia Đén, đã tận dụng toàn bộ nguyên liệu để chế biến miến dong, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng, giá bán luôn ổn định.

Sự thành công của các mô hình sản xuất nông nghiệp VietGAP tại Cao Bằng không thể không kể đến vai trò của các HTX nông nghiệp địa phương. HTX không chỉ giúp người dân tổ chức sản xuất theo hướng tập thể, giảm chi phí đầu vào, mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại.

-5268-1752477215.jpg

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là điểm tựa xóa đói giảm nghèo ở vùng cao tỉnh Cao Bằng

Hiện nay, tại nhiều khu vực đã hình thành các HTX chuyên sản xuất lê, dong riềng, chè, miến dong, được hỗ trợ đào tạo quản trị, kỹ thuật, vốn vay ưu đãi thông qua các chương trình của Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng và Liên minh HTX Việt Nam.

Một số HTX tiêu biểu như HTX Nông nghiệp sạch Phia Đén, HTX Sản xuất và tiêu thụ lê Thể Dục… đã từng bước xây dựng thương hiệu, đăng ký mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, mở rộng thị trường ra cả Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang…

Ông Nông Văn Thức, Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Phia Đén cho biết: “Chúng tôi được hỗ trợ từ khâu tập huấn kỹ thuật, cấp máy móc chế biến miến đến kết nối tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, sản phẩm miến dong của HTX không chỉ bán trong tỉnh mà đã vươn ra thị trường lớn, được người tiêu dùng đánh giá cao”.

Thêm động lực vươn tầm

Đang có những thành công đầy tích cực, tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận việc phát triển sản xuất theo VietGAP tại Cao Bằng vẫn gặp không ít khó khăn. Chi phí đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt khiến nhiều nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi. Một phần do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết bền vững với doanh nghiệp.

Hơn nữa, việc phân biệt sản phẩm VietGAP với sản phẩm truyền thống trên thị trường vẫn là rào cản lớn. Như chia sẻ của ông Lê Quang Chiến, một hộ trồng lê ở xóm Bản Nùng (xã Thể Dục): “Dù quả lê nhà tôi đã có chứng nhận VietGAP, nhưng khi mang ra chợ vẫn phải bán chung giá với lê thường vì người tiêu dùng không nhận diện được. Điều này khiến chúng tôi chùn bước khi định mở rộng vườn”.

Chính vì vậy, chính quyền các địa phương cùng các cơ quan chuyên môn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo nông dân, đồng thời khuyến khích các HTX liên kết với doanh nghiệp để xây dựng chuỗi giá trị khép kín – từ sản xuất đến tiêu thụ.

Thực tế, trong 3 năm qua, Liên minh HTX Việt Nam cùng Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ hàng chục HTX trong tỉnh thông qua các chương trình đào tạo quản lý, chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư thiết bị chế biến nông sản, xúc tiến thương mại.

Mặt khác, các chương trình hỗ trợ phát triển HTX tại Cao Bằng của Liên minh HTX Việt Nam cùng Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng đang từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa hơn, có chỗ đứng trên thị trường, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững.

Từ những vườn lê trên núi cao Thể Dục, những thửa dong riềng xanh mướt ở Phia Đén, đến những gói miến sạch mang thương hiệu HTX… tất cả đang góp phần làm thay đổi diện mạo vùng cao tỉnh Cao Bằng. Những mô hình VietGAP không chỉ nâng tầm giá trị nông sản mà còn là “chìa khóa” để mở cánh cửa thoát nghèo cho người dân tại nhiều địa phương vùng cao.

Trong tương lai, nếu được đầu tư đúng mức và có cơ chế liên kết hiệu quả giữa HTX – nông dân – doanh nghiệp, cùng với sự đồng hành của Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại Cao Bằng sẽ tiếp tục lan tỏa, trở thành trụ cột vững chắc trong phát triển nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo ở vùng cao.

An Chi

Tin liên quan

Tin khác

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân...
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

LNV - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đang khẳng định vai trò là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hợp, giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

LNV - Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Doãn Vũ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn mở hướng làm ăn mới cho thanh niên vùng nông thôn.
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.
Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

LNV - Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau màu xã Dân Lý (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã trở thành mô hình hiệu quả trong liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhờ sự đồng lòng của các thành viên, đặc biệt là vai trò chủ chốt của phụ nữ địa phương, HTX không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động