Giai thoại năm Sửu
Ảnh minh họa
VẾ ĐỐI MỪNG NĂM SỬU
Những năm 60 thế kỷ trước, các nhà văn quân đội đa số sống ở khu tập thể. Vào dịp tết Tân Sửu (1961), những đơn vị quanh khu vực đua nhau mổ trâu mừng năm mới. Ăn bữa cơm Tất niên tiễn năm Canh Tý xong, mấy nhà văn ngồi quây quần bên cành đào, uống trà và tán gẫu, chờ phút giao thừa. Nhà văn Nguyễn Thi ngồi lặng thinh, thỉnh thoảng gật gù, có lẽ vì nỗi nhớ quê nhà ở miền Nam, nhưng phần khác cứ bị ám ảnh mãi về bữa thịt trâu thỏa thích hồi chiều. Nguyễn Thi chợt nảy ra vế đối liền đọc to:
-Tân là mới, sửu là trâu. Chén bữa thịt trâu mừng năm mới.
Nhà văn vừa đọc xong thì Xuân Thiều nghiêm trang bước vào cửa và đối lại:
-Canh là phòng, tý là chuột. Đuổi ngay lũ chuột rúc quanh phòng.
Đúng đến phiên đổi gác, Nguyễn Thi vội bước ra nhận khẩu súng từ tay bạn, miệng khen rối rít:
-Khá, khá lắm!
Vừa lúc đó thì pháo Giao thừa Hà Nội cũng bắt đầu nổ ran, báo hiệu năm Canh Tý đã hết, năm Tân Sửu đã bắt đầu.
TRÂU LẬP CÔNG
Trong trận Bạch Đằng (1288), Trần Hưng Đạo cỡi voi qua sông Hóa, không may voi bị sa lầy, ông đành phải xuống voi. Quân lính xúm lại ra sức đỡ voi lên mà không được. Con voi này từng đưa Trần Hưng Đạo xông pha trận mạc, sống chết có nhau. Nay chẳng may gặp nạn, không biết làm gì hơn, ông đành để voi ở lại.
Lúc đó, có một cậu bé chăn trâu chạy lại thưa:
- Bây giờ voi không đưa ngài qua sông được nữa. Xin Quốc công ngồi lên trâu của cháu, cháu sẽ dong trâu đưa ngài qua sông.
Hưng Đạo Vương nhìn cậu bé, mỉm cười gật đầu:
-Cháu giỏi lắm, thế thì cháu ngồi trước, ta ngồi sau.
Cậu bé nằng nặc xin ngồi sau, Trần Hưng Đạo bảo:
-Cháu phải ngồi trước mới cầm dây thừng dong trâu bơi được chứ.
Cậu bé lúc ấy mới chịu nghe lời. Trần Hưng Đạo quay lại nhìn con voi đang bị sa lầy lần cuối, Quốc công ứa nước mắt nói:
-Đến ngày thắng trận, ta sẽ dựng tượng voi và cả tượng con trâu bên bờ sông này.
GIỎI ỨNG BIẾN
Hợp tác xã Nông nghiệp mở Đại hội, chủ nhiệm phải làm đơn xin phép giết mổ trâu vì thời kỳ đó con trâu là công cụ làm việc đắc lực nên luôn được chăm sóc, bảo vệ chu đáo nên trâu khỏe phải viết thành trâu già, ốm yếu… Thế nhưng, vẫn không được cấp trên cho phép, với lời phê ở góc đơn: “Trâu cày không được thịt”.
Thế mà Hợp tác xã vẫn ngang nhiên mổ thịt một con trâu để liên hoan. Ủy ban huyện được tin liền cử cán bộ về kiểm tra. Xem lại đơn thì thấy dòng bút phê như sau: “Trâu cày không được, thịt”. Hóa ra dấu phẩy là do anh thư ký Hợp tác xã thêm vào để hợp pháp hóa việc giết mổ trâu. Thêm một dấu phẩy để thay đổi nội dung dòng bút phê như trên thật là giỏi ứng biến!
QUÂN TỬ CHĂN TRÂU
Tương truyền, Đào Duy Từ (1572 – 1634) vào Nam, những ngày đầu tứ cố vô thân ông phải đi chăn trâu cho một nhà giàu ở Quy Nhơn (Bình Định). Một hôm, ông dắt trâu về đúng lúc phú ông và các danh sỹ đang làm thơ ngâm vịnh. Đào Duy Từ liền buộc trâu đứng nghe. Phú ông cho gọi vào hỏi:
-Anh có biết chữ không?
-Thưa, tôi vừa được nghe các ngài bàn về Nho quân tử và Nho tiểu nhân rất thú vị ạ!
-Thế anh hiểu thế nào về Nho quân tử và Nho tiểu nhân?
Trước đông đủ danh sỹ tài ba, Đào Duy Từ điềm đạm trả lời:
-Thưa các ngài về Nho học tôi chưa được rõ. Tôi đi chăn trâu. Có kẻ chăn trâu quân tử, có kẻ chăn trâu tiểu nhân, cũng như các ngài nói về các nhà Nho vậy. Chăn trâu tiểu nhân là những kẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng đến tối thì về, không nghĩ ngợi lo lắng gì cả. Còn kẻ chăn trâu quân tử là người luôn ôn tài, luyện chí. Khi chưa gặp dịp thì tạm theo việc để sinh nhai đó thôi. Sử sách ngày xưa không hiếm người chăn trâu quân tử: Nịnh Thích làm tướng nước Tề, Bá Lý Hề làm tướng nước Tần, trước đây đều là kẻ chăn trâu cả đấy ạ!
Trong đám cử tọa có Khám Lý Trần Đức Hòa là thân thần của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, thấy Đào Duy Từ có kiến thức sâu rộng bèn rước về nhà làm gia sư và sau này báo với chúa Nguyễn, dùng lễ mời Đào Duy Từ ra giúp việc, tạo nên cơ nghiệp ở xứ Đàng trong.
Nguyễn Văn Hiếu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân