Đồng Nai: Phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm có 11 làng nghề như: Làng nghề trồng và chế biến nấm ở ấp 4, xã Suối Nho, huyện Định Quán; Làng nghề mây tre đan ở ấp 2 xã Gia canh huyện Định Quán; Làng nghề trồng và chế biến nấm thị xã Long Khánh; Làng nghề đồ gỗ, mộc gia dụng ở ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom; Làng nghề gỗ mỹ nghệ ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom; Làng nghề nuôi hươu, nai lấy nhung xã Hiếu Liêm, xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu; Làng nghề đúc gang xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu; Làng nghề gốm sứ Tân Hạnh ở thành phố Biên Hòa; Làng nghề chế biến gỗ ở phường Tân Hòa thành phố Biên Hòa; Làng nghề nấu rượu ở Bến Gỗ xã An Hòa thành phố Biên Hòa; Làng nghề làm chả ở Gia Kiệm huyện Thống Nhất. Tuy nhiên, đến nay xét theo tiêu chí để công nhận làng nghề thì trên địa bàn tỉnh chưa có làng nghề nào được công nhận do vướng các tiêu chí về môi trường, số hộ/ấp.
Đặc điểm chung của các nghề truyền thống, làng nghề ở Đồng Nai là sử dụng nguyên liệu địa phương, tạo ra sản phẩm là đặc sản, sử dụng công nghệ truyền thống, gắn liền với văn hoá vùng miền của địa phương. Nếu được phát triển trên cơ sở giữ nguyên hoặc một phần các yếu tố này có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, nhãn mác hấp dẫn, được đưa vào các kênh phân phối thích hợp và gắn liền với du lịch từ đó có thể xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ nghề truyền thống và làng nghề. Các sản phẩm này có tiềm năng phát triển rất lớn do có lợi thế cạnh tranh bởi nguyên liệu là đặc sản địa phương, công nghệ truyền thống, du lịch địa phương, văn hoá người địa phương.
Nói về vai trò của làng nghề trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đồng Nai, bà Lê Thị Tuyết Nhung - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết: Làng nghề có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Các sản phẩm của làng nghề góp phần gìn giữ, tôn vinh văn hóa làng quê thông qua các hoa văn trên các sản phẩm: gốm, gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ,…; góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, đời sống cho cư dân nông thôn. Đặc biệt, sản phẩm hàng hóa làng nghề cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới; nhất là các mặt hàng: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, hàng đan lát... Sản phẩm làng nghề đã góp phần vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP của tỉnh. Một số địa phương đã kết hợp du lịch làng nghề với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái tạo ra nét riêng, hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế như: Nghề dệt thổ cẩm của người Châu Mạ huyện Tân Phú, năm 2016 đã đón hơn 30 đoàn khách tham quan với tổng số khách là 500 người; góp phần xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, vừa phát triển làng nghề, vừa tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
Trong năm 2018, để đẩy mạnh phát triển làng nghề UBND tỉnh Đồng Nai và Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đã tập trung một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Phát triển làng nghề phải gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; ưu tiên phát triển các làng nghề có lợi thế về vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, lao động, công nghệ sản xuất như: gỗ mỹ nghệ, gốm, rượu bến gỗ, đan lát, nấm…
Thứ hai, Phát triển mỗi nghề một sản phẩm. Mỗi nghề truyền thống lựa chọn một nhóm sản phẩm có đặc trưng nhất để tập trung nguồn lực đầu tư, tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của tỉnh khác. Điển hình là gỗ mỹ nghệ của huyện Trảng Bom được sản xuất từ gỗ tái chế với nhiều sản phẩm như: xe xích lô, ô tô, xe tăng, máy bay Boeing, trực thăng, tàu thuyền, tàu chiến.
Thứ ba, Tiếp tục hỗ trợ các làng nghề đã có hợp tác xã kết nối thêm các đầu mối kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến đầu tư và đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ. Các làng nghề còn lại tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động thực sự có hiệu quả tiến đến thành lập ở mỗi làng nghề một hợp tác xã làng nghề thu hút số đông các hộ dân hoạt động trong làng nghề tham gia làm đầu mối kết nối với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngành nghề nông thôn, nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời các hợp tác xã, tổ hợp tác làng nghề này sẽ là đầu mối tiếp nhận, chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến từng hộ xã viên và hộ dân làng nghề.
Thứ tư, Tập trung hỗ trợ các công nghệ mới vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm, cải thiện năng suất lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư. Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp trong làng nghề. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ làng nghề xây dựng và áp dụng quản lý sản phẩm theo ISO, tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HACCP).
Thứ năm, Tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh về làng nghề, về sản phẩm. Tổ chức đào tạo những kiến thức về tiếp thị, bán hàng cho các cơ sở sản xuất. Chỉ đạo Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại của tỉnh để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, doanh nghiệp, làng nghề xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho các hợp tác xã làng nghề.
Thứ sáu, Chủ động thực hiện các chính sách hỗ trợ để các làng nghề đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, tạo chuỗi liên kết trong hoạt động sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, hỗ trợ giải quyết cho vay vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là đầu tư thực hiện các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề.
Bài và ảnh Trọng Hoàng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 Làng nghề, nghệ nhân

Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện
09:27 OCOP

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 Khởi nghiệp

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định
09:26 Du lịch làng nghề

Huyện Nam Đàn (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
09:25 Nông thôn mới