Dồn thửa đổi ruộng ở các xã miền núi: Cần sự quyết tâm và cơ chế, chính sách đồng bộ
Tuy địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc san lấp mặt bằng, nhưng công tác dồn thửa
đổi ruộng tại xã Đức Bác (Sông Lô) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trường Khanh
Tại huyện Tam Đảo, sau khi UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai DTĐR năm 2018, chỉ có 2 xã đăng ký thực hiện là Yên Dương và Minh Quang. Đến thời điểm hiện tại, việc triển khai DTĐR tại 2 xã này vẫn còn nằm trên… kế hoạch.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đình Huy, Phó Trưởng Phòng TN&MT huyện Tam Đảo cho biết: “Thực hiện chủ trương DTĐR của tỉnh, UBND huyện Tam Đảo đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện DTĐR tại các xã trên địa bàn.
Tuy nhiên, sau khi khảo sát địa hình, huyện nhanh chóng nhận ra những bất cập, khó khăn, vướng mắc.
Trước tiên về mặt điều kiện tự nhiên, do là huyện miền núi, nhiều xứ đồng có địa hình không bằng phẳng, các thửa ruộng phân bố không đồng đều, chỗ cao, chỗ thấp, gây khó khăn trong việc san gạt, tạo mặt bằng.
Mặt khác, sau khi triển khai san gạt mặt bằng tại các xứ đồng này, chất lượng đất canh tác tại các thửa ruộng cũng không đồng đều, phần lớn hộ dân tại các xã đều sở hữu nhiều thửa ruộng ở nhiều xứ đồng khác nhau, nên sau khi DTĐR sẽ khó phân chia ruộng đất đảm bảo tính công bằng cho từng hộ.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc người dân khu vực miền núi có tỉ lệ đồng thuận thấp đối với chủ trương này.
Thêm một vấn đề nữa, theo tính toán sơ bộ của huyện, do địa hình phức tạp, việc triển khai DTĐR tại các xã đội kinh phí lên nhiều so với địa phương khác, trong khi chính sách hỗ trợ DTĐR của tỉnh chỉ có 1 giá như nhau”.
Tại xã Minh Quang, một trong hai địa phương đăng ký DTĐR của huyện Tam Đảo; theo thống kê, diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là hơn 430ha, trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở các thôn có vị trí ven đồi núi, địa hình không bằng phẳng.
Qua khảo sát, chỉ có 2 vị trí ruộng có mặt bằng tương đối phù hợp nằm tại 2 thôn Tân Lương và Chùa Vàng được xã chọn để triển khai DTĐR trên tổng diện tích gần 50 ha. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có 50% hộ dân đồng thuận với chủ trương này.
Theo ông Đào Hồng Sáu, Chủ tịch UBND xã Minh Quang: Lý do người dân không đồng thuận DTĐR chủ yếu xoay quanh vấn đề phân chia ruộng đất sau DTĐR và kinh phí thực hiện.
Thêm nữa, nhiều người dân vẫn băn khoăn về hiệu quả sau DTĐR mặc dù xã đã tích cực tuyên truyền, lấy hiệu quả thực tiễn từ các địa phương đã triển khai thành công DTĐR để thuyết phục người dân.
Trên thực tế, người dân băn khoăn cũng có cơ sở, bởi vài năm trở lại đây, do hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, phần lớn người dân đến độ tuổi lao động trên địa bàn xã đi làm công nhân tại các nhà máy, công ty, có thu nhập ổn định, nên không mặn mà với ruộng đồng.
Trong khi đó, sau DTĐR, để tăng năng suất phải cơ giới hóa, áp dụng KHKT vào sản xuất mà kinh phí đầu tư vào đó không nhỏ.
Mặt khác, trên địa bàn xã hiện chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào đứng ra tiêu thụ nông sản, nên năng suất nông sản tăng mà đầu ra bấp bênh thì chưa giải quyết được bài toán kinh tế.
Như vậy, đối với các xã miền núi không có thế mạnh về nông nghiệp, từ quá trình DTĐR đến khi người dân được hưởng thành quả còn khá xa, khiến người dân không khỏi băn khoăn.
Thậm chí một số nơi còn xảy ra thực trạng nhiều gia đình đã bỏ ruộng chuyển sang các ngành nghề khác... song vẫn khư khư giữ ruộng mong chờ bồi thường.
Không chỉ Tam Đảo, các huyện miền núi như Sông Lô, Lập Thạch cũng đang gặp khó khăn tương tự.
Nhiều nơi trước kia chia ruộng theo Điều 2, Quy định trong Nghị định số 64 – CP của Chính phủ từ năm 1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, nhằm tạo sự công bằng cho các hộ dân, việc giao đất có ruộng xa, ruộng gần để đa dạng chất đất canh tác, do vậy sau này, mỗi hộ gia đình đều có nhiều thửa ruộng với diện tích nhỏ và nằm rải rác tại vị trí khác nhau.
Khảo sát chung cho thấy, hiện nay, diện tích ruộng đồng tại các xã miền núi phần lớn có quy mô nhỏ hẹp, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Nhiều người dân chưa ý thức rõ quyền, lợi ích lâu dài trong việc DTĐR nên không mấy mặn mà, thậm chí tại một số nơi, người dân còn gây cản trở cán bộ làm công tác tuyên truyền về DTĐR.
Trong khi DTĐR cần sự đồng lòng, thống nhất cao, dù chỉ một hộ dân không đồng ý chuyển đổi cũng khó thực hiện được; thì tại một số địa phương, ban chỉ đạo DTĐR chưa quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ còn ngại va chạm, dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
Mặt khác, nếu để chuyển từ DTĐR sang tích tụ đất đai để phát triển sản xuất quy mô lớn thì phải là đơn vị, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính mới thực hiện được.
Xác định DTĐR là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, để triển khai thành công chủ trương này, thời gian tới, các xã trên địa bàn các huyện miền núi cần quyết liệt hơn nữa trong công tác DTĐR, tập trung thực hiện các giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác DTĐR; năng động, sáng tạo trong việc tuyên truyền, để người dân hiểu rõ lợi ích bền vững của việc DTĐR, từ đó tạo sự thống nhất cao.
Bên cạnh đó, các xã cũng cần tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tạo việc làm cho lao động, thêm nữa, chính quyền các địa phương cũng cần nghiên cứu, có cơ chế hỗ trợ kinh phí hoặc đề xuất hỗ trợ kinh phí DTĐR cho người dân.
Hoàng Sơn - Báo vp
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp
11:55 | 11/07/2025 Kinh tế

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
11:54 | 11/07/2025 Kinh tế

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
10:12 | 11/07/2025 Kinh tế

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 | 10/07/2025 Kinh tế

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 | 09/07/2025 Kinh tế

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 | 09/07/2025 Kinh tế
Tin khác

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân