Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Đổi thay ở làng chài Vạn Vỹ

TBV - Những năm gần đây, cuộc sống của nhiều gia đình ở Vạn Vỹ (thuộc 2 xã Trung Châu và Hồng Hà, huyện Đan Phượng) đổi thay rõ nét, nhà cửa khang trang, đời sống ngày càng ổn định, sung túc. Đời sống kinh tế, xã hội chuyển mình rõ nét nhưng những tục lệ tốt đẹp xưa vẫn được người dân Vạn Vỹ gìn giữ, bảo tồn...
An cư để lạc nghiệp

Bên ngôi nhà 2 tầng khang trang, khuôn viên nhiều hoa, cây cảnh nằm ngay lối vào cảng Tiên Tân (xã Hồng Hà), ông Trần Việt Lượng, Trưởng Ban quản lý di tích đình Vạn Vỹ niềm nở giới thiệu: Những cư dân đầu tiên của xóm chài này vốn là người xã Phương Đình, kiếm sống dọc sông Đáy (đoạn gần cầu Phùng) di cư tới. Ban đầu họ không trú ngụ ổn định mà đi dọc sông Hồng từ Phúc Thọ xuống Đan Phượng, mỗi nơi neo lại một thời gian, đánh bắt cá để kiếm sống. Khoảng năm 1954, những hộ dân làng Vạn Vỹ chia làm hai ngả. Một số hộ ngược lên xã Trung Châu hình thành xóm Đoàn Kết, còn một số xuôi xuống xã Hồng Hà lập nên xóm Thắng Lợi và sinh sống ổn định đến nay.

Cũng theo ông Lượng, hiện nay, làng chài Vạn Vỹ ở cả 2 xóm với 210 hộ dân, 670 nhân khẩu. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cả 2 xóm vạn đều được bố trí đất tái định cư, xây nhà trên bờ. Từ năm 1960 đến nay, xã Hồng Hà đã 4 lần bố trí đất tái định cư cho các hộ dân vạn chài. Đối với xã Trung Châu, cuối năm 2018, huyện và xã cũng đã giao đất (có thu tiền sử dụng không qua đấu giá) cho 32 hộ dân, giúp người làng chài dần an cư, ổn định cuộc sống. Dù đã lên bờ nhưng đa số hộ dân vạn chài vẫn kiếm sống bằng nghề sông nước, chủ yếu là đánh bắt cá tự nhiên, nuôi cá lồng và đi tàu sông.


Một ngày buông lưới đánh cá của vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình, làng Vạn Vỹ.


Chúng tôi may mắn được theo chân ông Trần Văn Phải, một ngư dân “quá nửa đời kiếm cơm từ sông nước” ở Vạn Vỹ đi thả lưới. Ông Phải kể: “Hôm qua tôi đánh được 1 con cá rồng măng nặng 7,4kg, giờ vẫn thả ở bè chờ khách mua. Con cá này nếu bán tại thuyền có giá 200 nghìn đồng/kg, thu về 1,5 triệu đồng. Nghề đánh cá nhiều may rủi. Có những ngày tôi đánh được cá to, cá quý cho thu nhập tiền triệu, nhưng cũng có hôm chỉ được mớ cá mương, cá đục, cá bống, bán chỉ được vài ba trăm nghìn”...

Sông Hồng bốn mùa mênh mông nước. Từ bờ hữu sang bờ tả mỏi tay chèo. Con thuyền của ông Phải như chiếc lá nhỏ bé giữa dòng nước. Mé phía bờ tả, thuyền đánh cá của vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình thả lưới từ sáng tới xế trưa đã được kha khá. “Từ nhỏ tôi đã theo cha mẹ đi đánh cá. Gần 40 năm làm nghề, tôi thuộc lòng từng khúc sông, từng mùa cá. Giờ đang là mùa cá mòi từ biển ngược về sông đẻ trứng. Cá đi theo đàn nên có những hôm trúng lưới, thuyền tôi kéo được 50 - 70kg. Một người chèo thuyền, một người buông lưới, ngày ít nhất cũng kiếm được 300 nghìn đồng” - anh Bình tâm sự.

Vừa trực tiếp làm nghề chài lưới, gia đình bà Nguyễn Thị Thu vừa làm đầu mối thu gom cá của các hộ vạn chài để cung cấp cho các nhà hàng, khách mua lẻ trên bờ. “Nghề chài lưới tuy vất vả nhưng nếu chịu khó cũng có cuộc sống no đủ. Sông Hồng rất nhiều tôm cá. Dân chài đánh được nhiều nhất là cá trắm, chép, nheo, thi thoảng còn đánh được cá quý như cá chiên, quất, ngạnh, trạch, ba ba, tôm càng..., kiếm tiền triệu mỗi ngày. Còn cá mương, cá đục, cá bống, cá chày hay các loại tôm, cua thì rất nhiều” - bà Thu cho hay.


Ông Trần Văn Phải vui mừng với con cá rồng măng nặng 7,4kg mới đánh được trên sông Hồng.


Ngoài đánh cá, ông Trần Việt Hoa, Trưởng ban Công tác mặt trận xóm vạn chài Thắng Lợi (xã Hồng Hà) nhẩm tính thì chỉ riêng xóm Thắng Lợi đã có 30 hộ đi tàu sông. Cứ 2 - 3 hộ chung vốn mua 1 tàu trị giá khoảng 1 tỷ đồng để chở cát, sỏi, đá dăm... từ Tuyên Quang, Phú Thọ về Hà Nội bán, thu nhập mỗi tháng cũng đạt 20 - 30 triệu đồng...

Con đường bê tông xuyên qua những vườn chuối xanh mướt dẫn chúng tôi đến với xóm vạn Đoàn Kết (xã Trung Châu). Trên khu đất chính quyền giao cho các hộ dân vạn chài hồi cuối năm 2018 đã mọc lên nhiều ngôi nhà mới khang trang. Anh Vũ Văn Mạnh (sinh năm 1988) phấn khởi nói: “Dịp Tết Canh Tý vừa qua, vợ chồng tôi đã đón xuân trong ngôi nhà mới, hiện thực hóa ước mơ lên bờ”.

Nhớ lúc ở trụ sở UBND xã Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Ở xóm vạn chài Thắng Lợi, các gia đình đều có nhà to đẹp trên bờ. Xã cũng đã bố trí đất và đầu tư xây dựng nhà văn hóa rộng 140m2 trong khuôn viên 1.200m2 cho xóm... Từ khi có nhà văn hóa, hoạt động văn hóa văn nghệ của cộng đồng dân cư diễn ra thường xuyên... Xóm vạn chài Thắng Lợi là một trong những khu vực kinh tế phát triển mạnh nhất xã Hồng Hà.

Độc đáo “Tiệc cá chung”

Dù địa giới hành chính thuộc 2 xã khác nhau và cuộc sống dân chài hôm nay đổi thay rõ nét nhưng điều đặc biệt là nếp làng của dân Vạn Vỹ vẫn được duy trì, trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo của cư dân vùng sông nước. Hai xóm Thắng Lợi và Đoàn Kết vẫn chung một ngôi đình Vạn Vỹ trông ra sông Hồng rộng lớn thuộc địa bàn xã Hồng Hà.

Cụ Trần Việt Khắc, thủ từ đình Vạn Vỹ kể: “Xa xưa, đình làng ở dưới sông, trên một chiếc thuyền lớn nên còn được gọi là thuyền đình. Dân Vạn Vỹ đi đến đâu kéo thuyền đình đến đấy. Đến năm 1966 đình được chuyển lên bờ thuộc địa phận xã Hồng Hà. Tiếp tục qua nhiều lần trùng tu, di dời bởi bãi lở, ngôi đình được xây dựng khang trang như hôm nay.

Mỗi năm làng có 3 lễ hội chính tổ chức tại đình là Xuân tế (đêm 12, rạng ngày 13 tháng Giêng), Thu tế (vào ngày rằm tháng Tám âm lịch) và “Tiệc cá chung” (từ 20 đến 25 tháng Hai âm lịch). Trong đó “Tiệc cá chung” là một nghi lễ vô cùng đặc sắc. Tiệc diễn ra vào ngày 25 tháng Hai âm lịch nhưng trước đó 5 ngày làng đã bắt đầu nghi lễ “xuống lưới”, các hộ đưa thuyền đi đánh cá.

Kể từ ngày này, mỗi hộ dân đánh được con cá to nhất sẽ giữ lại để thi, con nhỏ hơn được phép bán. Cứ như vậy đến sáng ngày 25 thuyền đánh cá nô nức về bến, mang theo cá về đình Vạn Vỹ để dự giải. Ba con cá to nhất, còn sống, được chọn dâng lên thần linh, những con nhỏ hơn không được giải thì đưa vào chế biến phục vụ ngày tiệc của làng. Quy định của làng khi chọn cá dâng cúng thần linh đều là cá sống, đặt trong mâm đồng. Có một điều thú vị là khi đưa lên làm lễ, cá đều nằm im, không quẫy”.

Sau nghi lễ dâng cúng cá vào đình, toàn bộ số cá dự thi sẽ được chế biến thành các món gỏi, xáo, nướng, chả..., sắp thành các mâm cỗ, trước hết dâng cúng thần linh, sau đó được bày trên chiếu và toàn dân vạn chài không kể già trẻ, gái trai đều tham gia thụ lộc...

“Tiệc cá chung” năm nay ông Trần Văn Phải dự thi bằng 1 con cá măng nặng 5,5kg và được giải nhất. Phần thưởng dành cho người thắng cuộc là chiếc cờ lưu niệm thêu chữ vàng và một chiếc đèn pin. Ông Phải cười giải thích: “Chiếc đèn pin để đeo trên đầu, soi sáng cho những buổi tối quăng chài, thả lưới trên sông. Với người dân Vạn Vỹ, gia đình nào được giải “Tiệc cá chung” của làng thì năm ấy sẽ được thần linh phù hộ, nhiều phúc, nhiều lộc và có mùa cá bội thu... Đó là niềm vinh dự rất lớn của gia đình”.

“Tiệc cá chung” không chỉ là một nghi lễ thờ thủy thần, cầu ngư độc đáo mà còn là bữa tiệc đặc biệt gắn kết cộng đồng của người dân Vạn Vỹ. Hiện nay, nhiều hộ vạn chài đã chuyển sang đi tàu sông, có người thoát ly làm cán bộ, công chức, công nhân..., song dù làm nghề gì, ở đâu thì đến “Tiệc cá chung” nhất định phải về đình dự lễ hội.

“Những người không đi đánh cá được thì đóng góp một khoản công đức nhỏ để ngày lễ hội của địa phương thêm đủ đầy. Chúng tôi rất tự hào về nghi lễ này bởi không chỉ mang ý nghĩa đặc sắc của làng chài mà còn gắn kết những người con Vạn Vỹ, qua đó cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh” - ông Trân Việt Lượng cho biết thêm.

Mạnh Dũng
Theo Hà Nội Mới

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.

Tin khác

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền

Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền

LNV – Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Chương trình xây dựng NTM tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa b
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

LNV - Ngày 7-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọ
Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C

LNV - Ngày 8 và 9-7, thời tiết Hà Nội ít mưa, nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C.
Giao diện di động