Độc đáo nghề gốm không bàn xoay ở Bình Thuận
Phần lớn công đoạn làm gốm Bình Đức do phụ nữ Chăm đảm trách
Làng gốm Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) là một làng nghề nổi tiếng có từ lâu đời, gắn chặt với đời sống, phong tục tập quán của người Chăm địa phương. Đây là nghề mang tính chất “mẹ truyền con nối” từ đời này qua đời khác, với hầu hết các khâu trong quy trình làm gốm như: đập, ủ, nhào trộn đất, nặn sản phẩm ướt, phơi gốm, chỉnh hình, làm bóng trước khi nung... đều do phụ nữ Chăm đảm trách. Các công việc nặng nhọc hơn như vận chuyển nguyên liệu, nung gốm... thì do những người đàn ông thực hiện.
Điều độc đáo của gốm Chăm là các công đoạn đến nay vẫn còn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật và phương thức thủ công truyền thống có từ xa xưa. Từ việc lấy đất sét, chế biến, pha trộn đất, nhào nặn sản phẩm, chỉnh hình, chà bóng đến khâu nung gốm, chế nước nước màu trang trí lên gốm sau khi nung... đều được người nghệ nhân thực hiện theo lối thủ công truyền thống được truyền dạy từ đời trước.
Kỹ thuật nhào nặn gốm Bình Đức không dùng bàn xoay, mà thực hiện bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và những bước chân theo nhịp điệu nhẹ nhàng, di chuyển xoay quanh chiếc bàn kê cố định của phụ nữ Chăm, đã biến những mảng đất sét rời rạc thành sản phẩm hết sức tinh tế. Đây là cách làm gốm từ thời kỳ sơ khai của loài người, đã ra đời cách đây hàng ngàn năm. Sau này, phần lớn những nghệ nhân gốm trên thế giới đã chuyển sang kỹ thuật hiện đại hơn như dùng bàn xoay.
Sản phẩm gốm Chăm Bình Đức rất đa dạng
Từ đất sét làm ra sản phẩm gốm Chăm là một quy trình nhiều công đoạn, đòi hỏi nghệ nhân phải có kinh nghiệm, tay nghề cao, tính cần mẫn và tỉ mỉ. Các sản phẩm gốm đều làm bằng tay với dụng cụ thô sơ không có nghĩa là lạc hậu, đó là một nét đẹp truyền thống đáng được trân trọng, bảo tồn và phát triển. Dù kỹ thuật cổ xưa nhưng sản phẩm gốm Chăm Bình Đức rất đa dạng, từ đồ đun nấu như nồi, ấm, khuôn bánh…cho đến đồ lưu trữ như lu, chum, chậu…
Ngày nay, bên cạnh sản xuất những sản phẩm đa dạng và tiện lợi phục vụ đời sống con người, gốm Chăm truyền thống còn đóng vai trò đặc biệt trong văn hóa ẩm thực. Gốm Chăm Bình Đức hiện diện tại nhiều nhà hàng, khách sạn và các gia đình, góp phần giúp các món ăn vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt. Các sản phẩm gốm Chăm truyền thống đã đi vào nhiều gian bếp của người Chăm và người Việt, như nồi nấu cơm, trã dùng kho cá, ấm dùng sắc thuốc, dụ dùng nấu bánh tét, bánh chưng... Nhiều người cho rằng sử dụng sản phẩm gốm Chăm Bình Đức để nấu nướng, chế biến thức ăn sẽ ngon miệng hơn các dụng cụ bằng nhôm hay inox.
Nghề gốm truyền thống của người Chăm là tài nguyên hết sức độc đáo để địa phương phát triển du lịch
Ngoài ra, nghề gốm truyền thống của người Chăm cũng là tài nguyên hết sức độc đáo để địa phương phát triển du lịch, góp phần bảo tồn làng nghề và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Vừa qua, tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt đề án Bảo tồn và phát triển Nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình đưa làng gốm Chăm Bình Đức trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Theo đề án, Bình Thuận sẽ xây dựng nhà trưng bày sản phẩm gốm, kết hợp với trình diễn nghệ thuật làm gốm, nung gốm và các loại hình dân ca, dân vũ truyền thống của người Chăm phục vụ du khách; xây dựng và phát triển các tour du lịch đến tham quan, trải nghiệm làng gốm Chăm Bình Đức. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nghề gốm thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và các sự kiện du lịch.
Tỉnh Bình Thuận dự kiến mở các lớp đào tạo, truyền dạy kỹ năng cho thế hệ trẻ người Chăm địa phương; đưa nghệ nhân đến làng gốm Chăm tại Ninh Thuận học hỏi phương thức và kỹ thuật làm gốm phục vụ mục đích trang trí, làm quà lưu niệm du lịch, qua đó nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của du khách và thị trường./.
Hải Nam/VOV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên
15:44 Tin tức