Doanh nhân Trần Anh Tuấn “Cánh chim không biết mỏi”
![]() |
Ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gold Lifes, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Tido Group, Phó Chủ tịch học Viện Iogt Việt Nam |
Trên chặng đường phát triển sự nghiệp, ông gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, và sự cạnh tranh của các đối tác trên thị trường. Nhưng không bao giờ đầu hàng trước những khó khăn, thất bại, ông luôn chủ động chuyển đổi sang những mô hình kinh tế mới, đầu tư vào những lịch vực mới…. Doanh nhân Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gold Lifes, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Tido Group, Phó Chủ tịch học Viện Iogt Việt Nam đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành công, khó khăn và mục tiêu phát triển sự nghiệp mà ông đang theo đuổi.
![]() |
Ông Trần Anh Tuấn (đứng giữa) và các cộng sự |
Phóng viên: Thưa ông, được biết ông và những cộng sự sáng lập nhiều công ty với mục tiêu hỗ trợ những người lao động nghèo trên địa bàn TP Hà Nội có việc làm, có thu nhập. Với cương vị như thế chắc hẳn ông đã trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm trong nghề, vậy xin ông cho biết những kinh nghiệm nào đã giúp ông và những cộng sự vượt những khó khăn để đạt được những thành công như hôm nay?
Ông Trần Anh Tuấn: Những công ty của chúng tôi lúc đầu thành lập đều hoạt động về vấn đề sức khỏe như: sản xuất những sản phẩm sữa, tham gia thị phần bảo hiểm, các sản phẩm phòng ngừa Covid-19… Đó là những bước tiến quan trọng cho chúng tôi có những hoạch định trưởng thành hơn như bây giờ. Trong lĩnh vực mới đó, chúng tôi luôn gặp những khó khăn nhất định. Thứ nhất đó là cạnh tranh khốc liệt của thị trường, của những sản phẩm hàng kém chất lượng, hay hàng nhái thương hiệu… nhưng người tiêu dùng đều không biết và tin dùng. Công ty mới ra đời, chưa có thương hiệu trên thị trường đã đứng trước sự cạnh tranh với những sản phẩm có uy tín, thương hiệu và cả những khó khăn về vốn, về hạ tầng, thiết bị… Nhưng nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng chúng tôi đã có những bước tiến nhảy vọt khi đầu tư vào những sản phẩm từ sữa, giúp khách hàng chăm sóc sức khỏe, có nền tảng sức khỏe tốt.
Và điều quan trọng nhất tôi và các anh em: Lê Thanh Sang, Nguyễn Hoàng Trình, Cấn Ngọc Việt, Nguyễn Phương Nam luôn kề vai, sát cánh, bên nhau vượt qua những cơn “thập tử nhất sinh” để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
![]() |
Ông Lê Thanh Sang - người có hơn 10 năm kinh nghiệm bán lẻ, điều hành - phát triển chuỗi siêu thị và đồng sáng lập chuỗi cà phê muối thương hiệu THE92COFFEE |
Phóng viên: Đầu tư đa lĩnh vực thực sự là vấn đề rất thách thức, khó khăn đối với một công ty mới trưởng thành, ông có quá mạo hiểm khi đầu tư vào nhiều lĩnh vực như vậy?
Ông Trần Anh Tuấn: Đầu tư là bài toán sẽ có mạo hiểm và thách thức. Nhưng không hẳn đầu tư là thất bại ở nhiều lĩnh vực. Năm 2024, tôi và các anh em cộng sự sẽ mở rộng đầu tư lĩnh vực mới đó là lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, mỗi người chúng tôi sẽ là một mảnh ghép để tạo nên sự thành công trong định hướng mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp này, tôi hi vọng đó sẽ là bước đột phá mới, có tính chất bền vững khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến như những mô hình như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… hay thực phẩm sạch là lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe người tiêu dùng. Với những mục tiêu đó, tôi tin chắc việc thành lập và đầu tư vào một mô hình chuỗi các siêu thị cung cấp thực phẩm sạch có truy xuất nguồn gốc “đầu cuối” sắp ra đời là minh chứng rõ nét cho những kế hoạch lâu dài sau này và có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước.
![]() |
Ông Nguyễn Phương Nam- Ngọn đuốc của mảng online, cổ đông và cố vấn chiến lược cho CTY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VIỆT PHÚC |
Phóng viên: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về lĩnh nông nghiệp mà ông định hướng phát triển trong năm 2024?
Ông Trần Anh Tuấn: Lĩnh vực nông nghiệp mà tôi và anh em cộng sự đầu tư phát triển trong năm 2024 đó là những sản phẩm về nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP. Bởi tôi đã nghiên cứu và ấm ủ kế hoạch phát triển mảng này trong một thời gian rất dài.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, thì tôi đã bắt đầu quan tâm và nghĩ đây là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng, mong muốn đầu tư vào kênh bán lẻ bởi nhiều doanh nghiệp đã theo đuổi lĩnh vực này rất thành công. Trước tiên, chúng tôi sẽ hình thành chuỗi liên kết, thành lập trung tâm xúc tiến theo chuỗi là đơn vị trực tiếp hỗ trợ cho bà con xúc tiến những sản phẩm của mình ra thị trường thông qua các kênh phân phối như: bán lẻ, bán trực tiếp và online…
![]() |
Ông Cấn Ngọc Việt – 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu và tư vấn phát triển Multi-level marketing. |
Thời gian qua, Chương trình OCOP hỗ trợ nâng cao thu nhập, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tạo việc làm tại chỗ cho cư dân nông thôn. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới triển khai, nhiều người dân còn bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ về chương trình nên đôi khi công tác triển khai còn chậm, nhiều nội dung chưa được như kỳ vọng.
Giai đoạn 2021-2025, việc tiếp cận chương trình này đã có những chuyển biến rất tích cực, tạo niềm tin, lan tỏa và thấm dần vào các chủ thể. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nhận thấy ích lợi từ việc tham gia Chương trình như được chuẩn hóa chất lượng, chuẩn hóa bao bì, tem nhãn mác theo quy định, được hỗ trợ quảng bá sản phẩm, uy tín sản phẩm tăng lên, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất,... thương hiệu sản phẩm được nhận diện từ nhãn hiệu riêng và nhãn hiệu OCOP 3 sao, 4 sao (đây là nhãn hiệu có uy tín toàn quốc), vòng đời chu kỳ của sản phẩm dài hơn, … Từ đó sức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng lên và thu nhập tăng cao hơn, và bởi thế người dân tìm hiểu và mạnh dạn tham gia hơn. Đây chính là giai đoạn chuyển giao và chúng tôi mong muốn là một đơn vị phân phối hỗ trợ chủ thể, giúp mang đến cho người tiêu dùng có những sản phẩm nông sản uy tín, chất lượng.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Trình - 7 năm kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư khu vực APAC và công nghệ Blockchain. |
Phóng viên: OCOP là một lĩnh vực rất được quan tâm trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn gặp rất nhiều rào cản và thách thức như: Sản phẩm sản xuất nhưng sức tiêu thụ chậm vì có sản phẩm na ná giống nhau, còn đơn vị sản xuất quen thói “ăn xổi”. Vậy ông có hướng đi như thế nào để khắc phục được những hạn chế đó?
Ông Trần Anh Tuấn: Nhìn ra chung quanh, chúng tôi thấy rằng, là sản phẩm OCOP, có thể tên gọi, nguyên liệu gần giống nhau, nhưng sản phẩm của địa phương này vẫn khác sản phẩm địa phương khác, ở chính câu chuyện sản phẩm, ở chính giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống được truyền tải trong câu chuyện sản phẩm, tại bao bì nhãn mác sản phẩm. Bởi vậy chúng tôi sẽ có những chương trình marketing sâu, phân tích sự khác biệt cho khách hàng. Các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP phải tiếp tục tồn tại, phát triển và tạo được dấu ấn, nhận diện riêng. Đặc biệt là vấn đề thương hiệu, chúng tôi sẽ giúp các chủ thể nhận diện được thương hiệu của mình trên thị trường. Đó cũng chính là mục tiêu mà công ty chúng tôi hướng đến. Phải tạo được bản sắc, dấu ấn riêng, nhận diện riêng cho từng sản phẩm OCOP khi đưa ra thị trường
Phóng viên: Ở lĩnh vực mới này, ông sẽ bắt tay cùng với những cộng sự để phát triển. Vậy ông có mong muốn gì từ những người cộng sự của mình?
Ông Trần Anh Tuấn: Quả thực, chặng đường tiếp theo tôi mong những người bạn của mình đầu tiên là sự tin tưởng và niềm tin trong công việc. Đầu tiên chúng ta phải có đam mê, tình yêu thương và sự đoàn kết. Tất cả mọi người phải có chung mục tiêu, có chung nhịp đập thì mọi kế hoạch sẽ thành công. Tất nhiên sẽ khó khăn về những thứ: như nhân sự, hay khó khăn về tài chính… Đây là điều tất yếu đối với những tổ chức mới thành lập đang gặp phải… Nhưng tôi tin chắc với những dự định mới như thế này. Và sự hợp tác tuyệt vời từ những người cộng sự của tôi thì chắc chắn dự án này sẽ thành công.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Lương y Nguyễn Hữu Bằng gắn bó với nghề làm thuốc Đông y gia truyền
14:24 | 11/07/2024 Kinh tế

Bệnh viện đa khoa Vân Đình Khám bệnh và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công
09:57 | 24/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ
14:55 | 04/05/2024 Sức khỏe - Đời sống
Tin mới hơn

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế
Tin khác

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng
19:52 Tin tức

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025
19:52 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 Nông thôn mới

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 Văn hóa - Xã hội









