Điện Biên: Toàn tỉnh có 35 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP
Trước đây, khi chưa có Chương trình OCOP, những sản phẩm đặc trưng chưa được các địa phương chú trọng phát triển, nhiều sản phẩm có tiếng về chất lượng nhưng chỉ dừng lại ở sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ. Từ khi Chương trình OCOP được triển khai, các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương đã được đưa vào kế hoạch xây dựng đạt chuẩn OCOP. Nhiều mô hình sản xuất mới, sáng tạo được hình thành và phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất tại cơ sở.
Hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Phú Xuyên năm 2020
Trước đây, trên những diện tích nương, chân ruộng một vụ tại bản Phô, xã Trung Thu (huyện Tủa Chùa), người dân chỉ biết trồng ngô, lúa nương. Năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2019, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã Trung Thu thành lập Hợp tác xã H’Mông sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau, củ, quả an toàn; Thực hiện liên kết với người dân để mở rộng vùng nguyên liệu. Cùng với sự tuyên truyền, vận động, khuyến khích của cấp ủy, chính quyền xã, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng dâu tây. Sau năm đầu triển khai, cây dâu tây hợp khí hậu, thổ nhưỡng cho năng suất cao, quả to, mọng nước và rất ngọt. 100% sản phẩm được HTX thu mua tận vườn, hiệu quả kinh tế gấp 5 - 6 lần sản xuất các loại cây trồng truyền thống. Nhận thấy dâu tây phù hợp với địa phương, xã Trung Thu đưa giống cây này vào kế hoạch xây dựng sản phẩm OCOP của xã; khuyến khích người dân mở rộng diện tích để tạo vùng nguyên liệu ổn định. Nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã thuê máy về cải tạo nương thành ruộng bậc thang để trồng dâu tây.
Ông Dương Anh Văn, Giám đốc HTX H’Mông cho biết: “Hiện nay, HTX đang chuẩn bị triển khai mô hình nhà kính để trồng dâu tây tại bản Phô. Dâu tây được trồng trong nhà kính sẽ cho năng suất cao hơn, quả dâu đẹp hơn. Hi vọng sau khi mô hình nhà kính được triển khai sẽ thu hút được nhiều hộ dân tham gia liên kết sản xuất hơn nữa”.
Sản phẩm đặc trưng địa phương được công nhận đạt chuẩn OCOP chỉ là kết quả bước đầu. Bởi sau đạt chuẩn, việc tổ chức sản xuất; Mở rộng vùng nguyên liệu để tăng năng suất, sản lượng; Giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng, tăng hiệu quả kinh tế mới là nội dung quan trọng, then chốt của Chương trình OCOP. Song đây cũng là khó khăn, vướng mắc của hầu hết các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Ðơn cử, theo thống kê của HTX nuôi ong Chà Nưa, sản lượng mật ong năm 2020 của HTX chỉ đạt 300 lít. Sản lượng như vậy là quá thấp so với quy mô HTX, cũng có nghĩa sản phẩm có vùng nguyên liệu quá nhỏ. Ðể sản phẩm ra thị trường, HTX phải chi phí về máy móc đóng hộp, bao bì, tem mác sản phẩm; Chi phí giới thiệu quảng bá sản phẩm... Như vậy, sau khi trừ chi phí đầu tư thì lợi nhuận thu được cũng chẳng còn bao nhiêu. Và mục tiêu xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, tăng thu nhập của các hộ nuôi ong vẫn còn xa.
Sản phẩm khoai sọ tím Tủa Chùa cũng có thực trạng tương tự. Năm 2020, sản phẩm này được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, xếp hạng 3 sao. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu chỉ vỏn vẹn 4ha tại xã Trung Thu do HTX H’Mông trồng thử nghiệm, sản phẩm khoai sọ luôn khan hàng. Ðể khắc phục tình trạng này, huyện Tủa Chùa đang xây dựng kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu tại các xã như: Sính Phình, Trung Thu, Tả Sìn Thàng và Lao Xả Phình.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết: Nâng cao chất lượng Chương trình OCOP đang là vấn đề khó khăn. Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối nông thôn mới và Sở Công Thương đã chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đến các thị trường lớn, thị trường tiềm năng; Ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP với các tỉnh... Về phần mình thì các chủ thể kinh tế vẫn chưa thực hiện tốt. Sau khi đạt chuẩn, các khâu tổ chức sản phẩm chưa đảm bảo; Vùng nguyên liệu nhỏ, sản lượng ít, hình thức mẫu mã chưa đẹp mắt... Ðơn cử như sản phẩm mật ong Chà Nưa, hiện nay các hộ nuôi ong đơn thuần chỉ là đặt các thùng trong rừng, nếu ong về làm tổ thì có mật nếu đàn ong không về thì không có mật thu hoạch. Ðể có sản phẩm đều, sản lượng ổn định thì số lượng tổ phải lớn, đồng thời phải di chuyển tổ theo mùa hoa mới có được sản phẩm như ý. Tuy nhiên, HTX nuôi ong rừng Chà Nưa chưa thực hiện được. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, các chủ thể kinh tế phải nỗ lực thực hiện tốt quy trình sản xuất.
Để thực hiện OCOP đạt hiệu quả, đi vào thực chất, góp phần phát triển kinh tế địa phương nói chung, các xã có sản phẩm nói riêng, cần có tính liên kết, chuyên môn hóa cao nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm lên mức cao hơn như tỉnh, quốc gia… theo định hướng của Chính phủ. Ðây là điều kiện để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
Bài, ảnh: Nhật Phương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Tin khác
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 Du lịch làng nghề