Để cây chè truyền thống Thái Nguyên phát huy giá trị kinh tế
Nâng tầm thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, với ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cây chè. Thái Nguyên định hướng vừa mở rộng quy mô diện tích, đẩy mạnh chế biến, vừa phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh sản phẩm. Triển khai thực hiện các đề án phát triển chè bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và thương hiệu sản phẩm trà Thái nguyên.
Cùng với chuyển đổi cơ cấu giống, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến chè an toàn VietGAP, hữu cơ nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần trong thúc đẩy việc phát triển nông nghiệp bền vững
Năm 2022, giá bán trà Thái Nguyên luôn ở mức cao hơn các vùng chè khác trong cả nước; trà Thái Nguyên luôn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, La Bằng, Trại Cài, Tức Tranh... sản xuất một số sản phẩm trà cao cấp có giá trị cao từ 1,5 triệu đồng đến trên 5 triệu đồng/kg.
Ông Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, đánh giá cao những nỗ lực của các ngành nông nghiệp, các địa phương trong thực hiện phát triển cây chè, đã góp phần nâng cao thu nhập và làm giầu cho trên 91.000 hộ dân của tỉnh. Đồng thời tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để sản xuất kinh doanh là cơ hội để các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong và ngời nước đầu tư vào chế biến, tiêu thụ chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế…
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó nhiều chính sách được triển khai có hiệu quả như: hỗ trợ đào tạo, tuyên tuyền, hỗ trợ giống chè mới; phân bón hữu cơ, sinh học; chứng nhận VietGAP, hữu cơ; hỗ trợ cơ giới hoá, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong sản xuất và thiết bị trong sơ chế, chế biến chè; hỗ trợ bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu, kết nối quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chè…đã mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với sản xuất các cây trồng khác trong tỉnh; sản lượng, chất lượng, thương hiệu và giá trị chè Thái Nguyên không ngừng được nâng cao.
Bài toán thúc đẩy phát triển bền vững cho vùng chè
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chè Thái Nguyên vẫn còn tồn tại, những hạn chế chủ yếu do ảnh hưởng bởi diễn biến của dịch bệnh covid trong hơn 2 năm qua (từ năm đầu năm 2020 đến đầu năm 2022) ngành hàng chè gặp khó khăn trong triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, giá vật tư, đặc biệt giá phân bón liên tục tăng và luôn ở mức cao. Diện tích, sản lượng chè đạt tiêu chuẩn quốc gia về hữu cơ còn thấp. Liên kết tổ chức sản xuất, mẫu mã, bao bì tại một số cơ sở sản xuất còn hạn chế, chưa nâng cao được giá trị sản xuất. Công tác quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trà đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất chè còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất…
Đến nay, tổng diện tích trồng chè áp dụng thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận đạt 4356,7 ha; cấp chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified 11 ha và sản xuất áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ đạt 127 ha, trong đó có 65 ha được cấp chứng nhận hữu cơ…
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, tỉnh thống nhất định hướng, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 góp phần hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết 10 và Đề án sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, diện tích chè đạt 23.500 ha, trong đó diện tích chè giống mới chiếm 85% tổng diện tích chè toàn tỉnh; sản lượng chè búp tươi đạt 273.000 tấn; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng chè đạt 350 triệu đồng/ha. Tiếp tục rà soát quỹ đất để mở rộng diện tích trồng chè đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ diện tích đất sử dụng vào mục đích trồng chè theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 593/UBND-XD ngày 21/02/2022.
Cần thiết phải quy hoạch vùng chè, xây dựng thương hiệu chè Quốc gia; xây dựng quy chuẩn cấp địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm chè. Rà soát, lựa chọn vùng chè để xây dựng các mô hình sản xuất, làng nghề chè gắn với du lịch trải nghiệm sinh thái, di tích lịch sử, văn hoá, ẩm thực nhằm thu hút khách thăm quan, mua sắm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trà…
Bài và ảnh: Thúy Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế
Tin khác

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 Văn hóa - Xã hội