Đắk Lắk: Làng nghề truyền thống làm bánh tráng Ea bar
Hình ảnh bánh tráng được phơi khắp con đường
Làng nghề truyền thống làm bánh tráng ở xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày ấy, nơi này rất nghèo, người dân làm quần quật cả ngày mà cuộc sống vẫn không khá lên được. Sau này, một nhóm người ở Bình Định về đây lập nghiệp mang theo nghề làm bánh tráng bằng bột gạo đã phần nào giúp diện mạo của vùng quê nghèo từng bước đổi thay tích cực.
Làng nghề bánh tráng truyền thống xã Ea Bar được tỉnh Đắk Lắk công nhận vào năm 2012. Trước đây, hầu hết các hộ làm bánh tráng theo cách thủ công. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều hộ đã đầu tư để chuyển sang sản xuất bánh tráng bằng máy móc hiện đại. Theo tìm hiểu được biết, hiện toàn xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn có 12 hộ làm bánh tráng bằng máy, khoảng 60 hộ làm bánh tráng theo phương pháp thủ công truyền thống. Ông Trần Ngọc Mỹ - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Nhơn (xã Ea Bar) cho biết, “Mong muốn của các hộ dân nơi đây là làm sao bánh tráng nơi đây được nhiều người biết đến để tăng sản lượng trong sản xuất. Đó là điều quan trọng trong vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp của nhiều hộ gia đình vì còn rất nhiều hộ dân nơi đây vần gắn bó với nghề làm than để mưu sinh. Nghề này bỏ rất nhiều sức lao động mà thu nhập lại không cao, không ổn định. Hơn nữa việc mưu sinh bằng nghề làm than gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường rất trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân khác. Việc phát triển nghề bánh tráng sẽ giúp nhiều hộ dân có cuộc sống ổn định hơn nhờ thu nhập cao hơn”.
Làm bánh theo cách thủ công truyền thống.
Đến xã Ea Bar, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh bánh tráng được phơi ở rất nhiều nhà dân, ngõ xóm. Đó là hình ảnh tiêu biểu của một làng nghề đang ngày càng khởi sắc theo thời gian. Tuy vậy, việc sản xuất ra sản phẩm bánh tráng ở đây cũng có nhiều điểm nhấn rất đặc trưng, bên cạnh đó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết vì các hộ dân rất ít sản xuất bánh tráng vào những ngày mưa. Một năm, nghề làm bánh tráng chỉ tập trung sản xuất trong khoảng 7 đến 8 tháng. Những tháng mùa mưa thì việc sản xuất chỉ cầm chừng vì nếu không có nắng, sản phẩm làm ra chất lượng sẽ kém đi, không tiêu thụ được. Bánh tráng Ea Bar đã trở thành một sản phẩm có tiếng đối với nhiều người dân tỉnh Đắk Lắk là các tỉnh khác vì có những đặc trưng rất riêng khiến nhiều người thích thú.
Sản xuất bằng máy móc theo hướng hiện đại.
Nguyên liệu để làm bánh tráng chủ yếu là gạo. Gạo được chọn để làm bánh phải là gạo chất lượng tốt, không hạt mốc, lẫn tạp chất. Sau đó, ngâm trong nước vài giờ rồi đem đãi sạch, xay thành bột rồi tráng thành bánh trên nền nhiệt của nước sôi. Bột gạo sau khi làm chín bằng nhiệt sẽ được đem đi phơi khô trong khoảng 2 tiếng, trở thành bánh tráng. Khi phơi, người thợ canh thời gian chuẩn xác để lấy bánh vào nếu không sẽ rất dễ hỏng. Thuận lợi của làng nghề bánh tráng Ea Bar là sản phẩm làm ra bao nhiêu đều sẽ được tiêu thụ hết. Bởi tiếng lành đồn xa, nhiều thương lái từ Bắc chí Nam đã lặn lội về tận địa phương để đặt hàng với số lượng lớn, chuyển đi tiêu thụ. Nhiều người đánh giá bánh của người dân nơi đây sản xuất có mùi vị khá đặc biệt, thơm, giòn và bảo quản được lâu.
Để tăng hiệu quả trong việc sản xuất bánh tráng, nhiều hộ dân đã đầu tư kinh phí lớn tiến hành làm bánh bằng máy có năng xuất rất cao. Việc đầu tư sản xuất bánh tráng bằng máy cũng khá tốn kém, từ 20 đến 30 triệu cho một máy hoạt động, còn đầu tư cả dàn máy, số tiền sẽ gấp nhiều lần. Vào năm 2017, Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ 46 triệu đồng cho 2 hộ làm bánh tráng. Bên cạnh đó, Trung tâm khuyến công (Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk) cũng đã hỗ trợ 3 máy làm bánh hiện đại cho các hộ dân. Có thể nói, khi các hộ dân đầu tư kinh phí để chuyển sang sản xuất bánh tráng theo hướng công nghiệp đã tạo hiệu quả cao, mỗi ngày một máy có thể làm khoảng 2 tạ gạo đến hàng tấn gạo, còn làm theo phương pháp thủ công truyền thống hiệu quả kém cả chục lần.
Bánh tráng được phơi sau khi sản xuất.
Là một làng nghề truyền thống, bánh tráng Ea Bar đã tham gia nhiều hội chợ để giới thiệu sản phẩm và tạo được nhiều ấn tượng đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, đến nay bánh tráng Ea Bar vẫn chưa có một thương hiệu riêng do vẫn còn vướng mắc một số vấn đề. Do đó, các ban ngành liên quan của tỉnh Đắk Lắk và huyện Buôn Đôn cần hoàn chỉnh những thủ tục để tạo ra một thương hiệu riêng cho bánh tráng nơi này để làm tiền đề cho sự phát triển mang tính lâu dài và bền vững.
Làng nghề truyền thống làm bánh tráng ở xã Ea Bar là một trong những điểm nhấn nổi bật của huyện Buôn Đôn. Đồng thời, nghề này tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Vào những tháng cao điểm gần vào dịp Tết Nguyên đán, việc sản xuất trở nên tất bật và hối hả được rất nhiều người đặt hàng. Có những hộ sản xuất phải thuê hàng chục lao động để làm mới kịp số lượng hàng giao. Đến với xã Ea Bar những tháng cao điểm, mọi người sẽ được hòa vào nhịp sống hối hả của làng nghề bánh tráng truyền thống, máy chạy suốt cả ngày, bếp đỏ rực từ sáng đến tối. Đó là hình ảnh rất đẹp của làng nghề truyền thống nằm trên vùng đại ngàn Tây Nguyên.
Bài và ảnh: Trọng Phúc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân