Đại học văn hóa Hà Nội: Chiếu phim về học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Buổi chiếu phim diễn ra hơn 4 tiếng đồng hồ “Mạn đàm về người man di hiện đại” đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên của của khoa viết văn – báo chí. Bộ phim đã cố gắng phục dựng lại chân dung xác thực về học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người hết lòng cổ vũ cho phong trào người Việt Nam nói, đọc chữ quốc ngữ, là Tổng biên tập của nhiều tờ báo đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ. Bối cảnh phim được thực hiện tại Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào và Pháp, những vùng đất nơi học giả Nguyễn Văn Vĩnh để lại nhiều dấu ấn của mình. Bộ phim tư liệu đã truyền tải nhiều thông tin quý giá, giúp người xem hiểu thêm về những cống hiến trong việc phát triển tiếng Việt hiện đại, là nhà yêu nước, một học giả lớn của Việt Nam đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực như: Văn hóa, báo chí, văn học nghệ thuật và cả chính trị…
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936)
Bộ phim đã giới thiệu về những người con, cháu nội của họ giả Nguyễn Văn Vĩnh ở trong nước và sống ở nước ngoài. Đặc biệt là các ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử như: GS Phan Huy Lê, GS, Huệ Chi, GS Chương Thâu, GS. Trịnh Văn Thảo, GS. Đinh Xuân Lâm, GS.TSKH Nguyễn Chung Tú, GS. Nguyễn Đình Đầu, nhà báo Trần Hòa Bình, Yên Ba…đều đánh giá cao về công lao về phát triển của nền văn hóa Việt Nam, một con người giàu lòng yêu nước, thấm nhuần tư tưởng cách mạng dân chủ Pháp. Tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh (xây dựng nền cộng hòa, xóa bỏ hệ thống hành chính của Triều đình Huế, lập nên một Chính phủ Việt Nam có Hiến pháp, khích lệ dân chúng đến với dân chủ và bình đẳng) khiến nhà cầm quyền khó chịu. Nguyễn Văn Vĩnh đã bắc cầu nối cho văn hóa Đông – Tây, trở thành ông Tổ nghề báo và ngành xuất bản Việt Nam.
Bức ảnh chụp năm 1917 trong buổi chia tay Phạm Quỳnh từ Đông Dương Tạp Chí sang Nam Phong Tạp chí (Bốn học giả thân thiết, cùng thúc đẩy tiến bộ xã hội)...
Bức tranh Sự ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh (2001, sơn dầu, 65 x 80 cm) họa sỹ Nguyễn Đình Đăng.
Kết thúc bộ phim hơn 12 giờ trưa, ông Nguyễn Lân Bình cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có buổi trao đổi, tọa đàm giao lưu với các giảng viên và sinh viên của Khoa viết văn – báo chí và giới thiệu 2 tập sách do mình chủ biên như: Tác phẩm: “Nguyễn Văn Vình là ai?, Người man di hiện đại” do NXB Tri thức ấn hành năm 2013. Đặc biệt cuốn sách “Nhời đàn bà” của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) dự kiến được NXB Phụ Nữ phát hành vào cuối năm 2017. Được biết, đây là cuốn sách nằm trong bộ sách 14 tập, bao gồm tuyển chọn các bài viết cả bằng tiếng Việt và tiếng Pháp trong suốt 30 năm cầm bút của ông.
Hình đám tang học giả Nguyễn Văn Vĩnh ngày 8 Tháng 5 năm 1936
Qua buổi chiếu phim đã nhận được sử phản hồi tích cực từ các giảng viên và sinh viên Khoa viết văn – Báo chí của trường Đại học văn hóa Hà Nội, Cụ Vĩnh cũng đầy Ngạc nhiên trong con mắt sinh viên, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ 2 năm học trường Thôn ngôn không bằng cấp vì say mê văn hóa lao vào vượt hơn tầm tri thức. Sinh viên Thảo Anh (SN 1995) học năm cuối của Khoa viết văn báo chí, hiện là CTV của báo Lao Động đã chia sẻ: “Khi xem phim về Nguyễn Văn Vĩnh hơi xa lạ nhưng với bọn em khóa cuối đã được tiếp xúc từ năm thứ 2 về lịch sử báo chí. Bây giờ người ta cũng cởi mở hơn nói về ông Nguyễn Văn Vĩnh thì đã được nghe cái tên đó rồi. Khi xem xong em rất xúc động về ông tổ nghề báo cũng như sự hiểu biết của mình quá hạn hẹp về một con người vĩ đại như thế”.
Buổi chiếu phim Người man di hiện đại tại Trường Đại học văn hóa Hà Nội.
Ông Nguyễn Lân Bình cùng PGS. TS Ngô Văn Giá – Trưởng khoa khoa viết văn báo chí (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) tọa đàm cùng sinh viên báo chí.
Phóng viên Minh Xuân và ông Nguyễn Lân Bình tại buổi chiếu phim, tọa đàm giao lưu với các giảng viên và sinh viên viết văn - báo chí Trường Đại học văn hóa Hà Nội.
Các giảng viên và sinh viên khoa viết văn báo chí xem phim tư liệu về học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
Ông Nguyễn Lân Bình với Thời báo Làng nghề Việt
Phóng viên Thời báo Làng nghề Việt đã gặp gỡ trao đổi với PGS. TS Ngô Văn Giá – Trưởng khoa khoa viết văn báo chí (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) cho biết: ”Tôi rất là vui có một nhóm sinh viên viết văn báo chí chủ động liên hệ với ông Nguyễn Lân Bình đã đến nhà tiếp xúc và trở thành mối quan hệ khá gần gũi thân tình. Nhóm sinh viên của khoa sau khi trở về đã đề nghị với tôi làm thế nào chiếu lại bộ phim này cho chúng em được xem. Câu chuyện này quá hay tôi xin ghi nhận sẽ xây dựng tái hiện lại câu chuyện này. Việc này tôi thấy luôn luôn cần thiết với tất cả các em.
Thực ra trong trường học liên quan đến nhiều nội dung, liên quan đến tỷ lệ ngoại khóa, với các lớp 70/30 thôi. Còn 30% dành cho ngoại khóa, có nhiều lớp tiếp xúc với các nhà báo, các nhà văn. Sau đó rồi xem phim, tổ chức giới thiệu cho các em tiếp xúc nhiều hơn nữa. Bây giờ rất nhiều kênh tôi tin rằng có nhiều sự năng động của đội ngũ giáo viên tạo điều kiện hết mức cho sinh viên với những nội dung như thế này. Chúng tôi vẫn làm nhưng với mức độ khiêm tốn thôi và làm một cách bài bản.
Bài và ảnh: Minh Xuân
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là Tổng biên tập của nhiều tờ báo đầu tiên sử dụng chữ Quốc ngữ, là người cổ vũ cho phong trào người Việt Nam nói và viết chữ Quốc ngữ và tiên phong trong nhiều lĩnh vực:
- Là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp – 1906.
- Chủ bút đầu tiên tờ báo xuất bản bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ “Đăng cổ tùng báo” – 1907.
- Năm 1909, ông dịch toàn bộ Tam quốc diễn nghĩa từ Hán văn ra chữ Quốc ngữ cũng (Phan Kế Bính).
- Năm 1913, ông dịch truyện Kiều từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Năm 1917, ông là chủ bút báo Trung bắc tân văn – tờ nhật báo đầu tiên của Báo chí Việt Nam. Từ 1900 – 1920, ông dịch các tác phẩm văn học Pháp của La Fonataine, V.Huygo, Balzac, A. Dumas…ra chữ Quốc ngữ.
- Năm 1920, ông là người Việt Nam đầu tiên dựng sân khấu kịch nói tại nhà hát lớn để trình diễn các vở hài kịch của Moliere. Năm 1924, ông cùng người Pháp dựng bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam “Kim Vân Kiều” (Phim câm)… - Sinh thời học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng khảng định: “Nước Nam ta sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”…
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
11:26 | 02/04/2025 Tin tức
Tin khác

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước
16:01 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao
15:13 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách
08:27 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng
11:29 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa
11:26 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân