Công phu nghề ướp trà sen
Ông Nghĩa cho biết: Việc hái sen tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần có sự kiên trì, những ngày trời nắng thì không sao, hôm trời mưa, gió, lá sen nghiêng ngả, cuống sen đánh vào người xước hết da thịt. Đều đặn trong 3 tháng, dù thời tiết không thuận lợi thì tôi cũng ở đầm hái sen để ngày nào cũng có sen đúng độ ướp trà, nếu hái muộn sen nở coi như uổng phí.
Giữa thành phố nhỏ ồn ào, náo nhiệt để tìm được một đầm sen như của ông Nghĩa thật hiếm, nhất là giống sen quý bách diệp. Thường những người làm trà sen cứ đến mùa lại nhớ hương thơm của trà sen nên dù bận rộn đến mấy cũng dành thời gian tận dụng 3 tháng hè để mua hoa về ướp trà. Đầm sen nhà ông Nghĩa cũng vì thế mà luôn tấp nập người đến mua hoa. Mỗi bông sen đầu mùa có giá dao động từ 3-5 nghìn đồng, người mua hoa phải trực chờ từ sáng sớm để lấy hoa vừa hái dưới đầm. Mỗi sáng ông Nghĩa cùng với một người hái thuê, hái được khoảng 1.000 bông sen vừa để nhà làm vừa bán cho khách trong và ngoài tỉnh.
Thưởng trà sen một nét văn hóa thanh cao, lịch lãm của người Việt.
Bên chén trà nóng thơm hương sen, ông Nghĩa chia sẻ cho tôi những công đoạn ướp trà tỉ mỉ, cầu kỳ. Có nhiều cách làm trà sen, nhưng công phu và tinh tế hơn cả là ướp trà với gạo sen đây là cách làm truyền thống, những bông sen được bỏ hết cánh hoa và giữ lại gạo sen được ví là túi hương của mỗi bông sen. Công đoạn ướp trà với gạo sen hết sức công phu được ông Nghĩa sưu tầm kinh nghiệm của các cụ truyền lại. Chè được ướp với gạo sen trong nhiệt độ phù hợp, sau mỗi lần ngậm hương sẽ được ủ sấy để hương sen ngậm sâu vào từng búp chè.
Ông Nghĩa cho biết: Sấy trà bằng hơi nước là cách làm truyền thống giữ được hương thơm đậm đặc nhất. Thường mỗi lần sấy, tôi làm từ 2-3 lạng chè, trước tiên đun nước sôi lên để mâm lên trên, chè được cho vào túi bóng kín chuyên dùng, để nước sôi đều và sấy chè mất khoảng 10 tiếng như thế chè mới ngon. 1kg chè ướp với ít nhất 1000 bông sen một lượt. Ướp chè sen cần nhiều thời gian và lòng kiên trì, cẩn thận không thể làm qua loa cho xong.
Công đoạn ướp trà sen hoàn toàn là thủ công, người làm phải có kinh nghiệm mới có thể tránh được những rủi ro do thời tiết hay những sơ suất nhỏ trong khi ủ, sấy chè đem lại. Gần 20 năm làm trà sen nhưng ông Nghĩa đã sưu tầm được nhiều bí quyết của các cụ xưa để lại nên sản phẩm do ông ướp rất đậm vị. Ông Nghĩa bảo: “Cứ đến mùa sen mà không làm trà là cảm thấy trong người không yên, giống như mình mắc nợ, hương sen cứ quanh quẩn khắp nhà. Vì vậy dù bận đến mấy tôi vẫn dành thời gian làm trà sen để thưởng thức quanh năm và bán cho một số khách. Người mua chủ yếu để thưởng thức, mời khách quý, làm quà biếu ngày lễ, tết hay gửi sang nước ngoài. Bao năm gắn bó với đầm sen và nghề ướp trà sen tôi hiểu rõ được những công phu vất vả nên giá thực tế bán ngoài thị trường thường từ 8-10 triệu đồng/1kg, đây cũng là giá rẻ so với công sức bỏ ra.
Những người làm trà sen lâu năm ở Bắc Ninh chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi những công phu, vất vả của nghề không phải ai cũng kiên trì gìn giữ, phải có đam mê và tâm huyết mới gắn bó lâu dài.
Thưởng trà sen thể hiện nét văn hóa thanh cao, lịch lãm của người Việt. Người thưởng trà có thể uống một mình hay quây quần cùng bạn bè bên ấm trà nóng để giãi bày tâm sự, trò chuyện. Khi thưởng trà người uống thường thong thả, nhâm nhi để cảm nhận rõ hương thơm tinh khiết từ hoa sen khiến tâm hồn thêm thư thái, gạt bỏ hết lo toan, phiền muộn của cuộc sống để tĩnh tâm, bình lặng. Nghề ướp trà sen đã góp phần gìn giữ một nét văn hóa bao đời nay của người Việt. Tuy nhiên ông Nghĩa luôn đau đáu một điều, liệu rồi mai đây có còn hồ sen quý bách diệp để ướp trà bởi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh.
Minh Từ
Theo Báo Bắc Ninh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân