Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts, diễn ra trong hai ngày 1 và 2/5/2025.

Trong không khí cả nước tưng bừng chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, du khách đến với Bình Định trong dịp lễ năm nay sẽ có cơ hội tham gia một hành trình đặc biệt – chuyến tàu trải nghiệm văn hóa “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
Điểm đầu xuất phát hành trình trải nghiệm du lịch tàu hỏa từ ga Quy Nhơn

Không đơn thuần là một phương tiện di chuyển, chuyến tàu mang theo sứ mệnh kết nối quá khứ và hiện tại, văn hóa và thiên nhiên, trải nghiệm và cảm xúc. Với lộ trình từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì, du khách được đưa “ngược dòng thời gian”, trở về miền đất võ kiêu hùng – nơi ghi dấu phong trào Tây Sơn lẫy lừng, nơi văn hóa – lịch sử hòa quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên miền Trung.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Ngay từ những phút đầu lên tàu, du khách được đắm chìm trong không gian văn hóa đặc trưng Xứ Nẫu với phần thuyết minh sinh động từ các hướng dẫn viên, những câu chuyện hào hùng về miền đất Tây Sơn vang vọng. Đặc biệt, các tiết mục nghệ thuật dân gian đặc sắc được biểu diễn ngay trên tàu mang lại cảm xúc chân thực, gần gũi đầy cuốn hút.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Du khách được thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng Xứ Nẫu (Bình Định)

Bên cạnh đó, du khách còn có dịp thưởng thức các món ngon địa phương được phục vụ trên tàu – từ bánh ít lá gai đến nước mía ghế đá – những thức quà bình dị mà đậm đà hương vị miền Trung. Trong suốt hành trình, du khách sẽ được ngắm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, từ làng chài yên bình đến những cánh đồng lúa xanh rì, từ bờ biển trải dài đến rặng cây hoang sơ ven dọc hai bên đường ray.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
Du khách thưởng thức xem múa Chăm Pa tại Tháp Đôi

Hành trình dừng chân tại hai điểm đến là Tháp Đôi, cụm di tích Chăm Pa mang đậm dấu ấn kiến trúc và tâm linh, nằm giữa lòng thành phố Quy Nhơn và cầu Luật Lễ, cây cầu sắt hơn 100 năm tuổi nhuốm màu thời gian, chứng nhân của biết bao đổi thay nơi vùng đất võ.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Du khách tham quan cầu Luật Lễ, cây cầu sắt hơn 100 năm tuổi

Ga Diêu Trì, điểm cuối của hành trình, không chỉ là một đầu mối giao thông huyết mạch miền Trung mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử, nơi từng chứng kiến những chuyến tàu xuyên suốt dải đất hình chữ S trong hành trình thống nhất đất nước.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Du khách thưởng thức xem hát Bài chòi trên tàu hỏa

Có mặt trên chuyến tàu đầu tiên, bà Nguyễn Thị Kim Chung – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định khẳng định, “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ” là mô hình du lịch kết hợp giữa văn hóa, lịch sử và trải nghiệm thực tế, góp phần quảng bá hình ảnh Bình Định đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Chuyến tàu không chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển mà còn mở ra hướng phát triển mới cho du lịch Bình Định, kết nối văn hóa – lịch sử – con người qua hành trình trải nghiệm độc đáo. Đây được xem là sản phẩm du lịch giàu bản sắc, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động tham quan, khám phá vùng đất võ.

“Đây không chỉ đơn thuần là một hành trình di chuyển, mà còn là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự kết nối mới mẻ, thân thiện và đậm đà bản sắc của thành phố biển Quy Nhơn với những hành trình khám phá tuyệt vời hơn nữa trong tương lai. “Chuyến tàu hôm nay mang theo ý nghĩa kiến tạo những sản phẩm du lịch mới khác biệt, giàu bản sắc, mang lại những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách”, bà Nguyễn Thị Kim Chung chia sẻ.

Bà Trần Thị Kim Qui – Phó Tổng Giám đốc Thường trực FLC Hotels & Resorts chia sẻ: Chúng tôi mong muốn cùng địa phương kiến tạo các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc, tạo nên trải nghiệm khác biệt cho du khách khi đến với Bình Định – vùng đất giàu tiềm năng nhưng vẫn giữ được nét nguyên sơ và giá trị văn hóa truyền thống.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Du khách thích thú chụp hình với con tàu du lịch trải nghiệm

Nhiều du khách tham gia chuyến tàu đã không giấu được sự xúc động. “Tôi từng đến Quy Nhơn hai lần trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên được nhìn ngắm mảnh đất này từ một góc nhìn rất khác, trên một chuyến tàu đầy cảm xúc như thế này,” chị Nguyễn Thị Thùy Trang, du khách từ TP.HCM chia sẻ.

Cảm nhận trong lần đầu tiên du lịch trải nghiệm bằng tàu hỏa, anh Iurii Kulakov, du khách Nga vui vẻ nói: Quả thật, tôi rất ấn tượng với chuyến tàu du lịch này. Ở Quy Nhơn 2 tháng rồi và đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm du lịch bằng tàu hỏa.Tôi thưởng thức món bánh ít lá gai của các bạn, đó là món ăn rất ngon và tuyệt vời của Bình Định

Chị Trần Thị Hương, du khách đến từ TP.HCM chia sẻ: Tôi từng đến Bình Định vài lần nhưng đây là lần đầu tiên trải nghiệm tour trên tàu. Cách tổ chức khá mới mẻ, vừa di chuyển, vừa nghe thuyết minh, lại được xem biểu diễn Bài chòi ngay trên tàu rất ấn tượng.

Anh Lê Quốc Dũng, du khách từ Hà Nội cho biết: Những câu chuyện kể về văn hóa vùng đất võ qua lời thuyết minh của đội ngũ hướng dẫn viên trên tàu rất sinh động. Cảnh vật làng quê hai bên đường ray khiến tôi gợi nhớ thời thơ ấu. Đây là sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc và nhiều tiềm năng phát triển.

Anh Nguyễn Văn Lũy, du khách Quy Nhơn bảy tỏ: Trên hành trình trải nghiệm du lịch tàu hỏa hôm nay, tôi thấy Bình Định có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà mình chưa có thời gian trải nghiệm khám phá. Những chuyến tàu như thế này sẽ giúp du khách và người dân thành phố Quy Nhơn cảm nhận hết vẻ đẹp của lịch sử, văn hóa, con người quê hương mình.

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Điểm cuối hành trình trải nghiệm du lịch tàu hỏa là ga Diêu Trì

Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định Nguyễn Thị Kim Chung, cho biết thêm: Sau chuyến tàu thử nghiệm, các đơn vị sẽ phối hợp đánh giá, hoàn thiện phương án tổ chức, nâng cấp chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Trong thời gian tới, tuyến tàu Quy Nhơn – Diêu Trì sẽ được phát triển thành sản phẩm du lịch định kỳ, mang đậm yếu tố văn hóa, góp phần nâng cao giá trị điểm đến và xây dựng hình ảnh Bình Định thân thiện, giàu bản sắc trong lòng du khách.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển

LNV - TP Quy Nhơn đặt mục tiêu trong năm 2025 đón trên 7,2 triệu lượt khách, trong đó đón 1.800.000 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt trên 13.000 tỷ đồng.
Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

LNV - Nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

LNV - Đây là hành khách đi trên những chuyến tàu “0 đồng” trong tour du lịch “Hành trình sử thi” và “Tinh hoa đất võ”, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).

Tin mới hơn

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts, diễn ra trong hai ngày 1 và 2/5/2025.

Tin khác

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

LNV - Hà Giang là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống mang dấu ấn văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm của các làng nghề đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Bánh chưng gù, Bánh khảo, nghề mây đan, nghề thêu, nghề đúc bạc, nghề làm khèn, nghề làm giấy, nghề mộc, nghề đan quẩy tấu, vv. Việc phục hồi và lưu giữ những làng nghề truyền thống này đang có những chuyển biến tích cực ở Hà Giang.
Phát triển du lịch kết nối làng nghề

Phát triển du lịch kết nối làng nghề

LNV - Được sáp nhập từ 3 xã Phú Mậu, Phú Thanh và Phú Dương, phường Dương Nỗ hiện nay có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình và nghề bánh chưng Phú Dương với hàng chục hộ dân tham gia. Để thu hút du khách đến với làng nghề, thời gian qua thành phố Huế đã đầu tư hạ tầng giao thông, bao gồm 2 dự án xây dựng tuyến đường kiệt nối vào làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, bến thuyền du lịch và khu trưng bày sản phẩm 2 làng nghề hoa giấy và in tranh.
Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Bình Định định hướng phát triển du lịch cộng đồng bền vững; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt

Gành đá Lộ Diêu ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của biển xanh và các khối đá hình thù lạ mắt được điểm xuyết màu rêu xanh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

LNV - Nhằm tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 55 về tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định lần thứ II, năm 2025.
Về Phú Túc ngắm hoa rì nở

Về Phú Túc ngắm hoa rì nở

LNV - Mỗi khi tháng Ba, tháng Tư gõ cửa, đất trời như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Những tia nắng đầu xuân nhẹ nhàng vuốt ve cảnh vật, làm ấm lại những mảng rừng xanh, gọi muôn loài hoa khoe sắc. Khi ấy, về với những con suối khu vực làng Toom Sara, ngôi làng truyền thống của người Cơ Tu thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một loài hoa đặc trưng – hoa rì, biểu tượng đẹp nhất của vùng đất này.
Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

LNV - Đây là hành khách đi trên những chuyến tàu “0 đồng” trong tour du lịch “Hành trình sử thi” và “Tinh hoa đất võ”, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”

Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phát triển sản phẩm du lịch mới khám phá các đảo ven bờ, sản phẩm “biển rừng hòa một”, sản phẩm ẩm thực gắn với cá ngừ đại dương và kích cầu, thu hút khách du lịch với thông điệp “Đi Phú Yên đi”.
Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang

Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang

LNV - Mặc dù 10 ngày nữa mới đến Ngày hội thưởng ngoạn hoa Trang suối Tà Má, nhưng đã có hàng trăm du khách khắp mọi miền nô nức lên suối Tà Má ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định để thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang.
Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

LNV - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết số 1251/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 – 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Theo đó, đối với quận Sơn trà, Nghị quyết nêu rõ: Thành lập phường An Hải Nam trên cơ sở lập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,53km2, quy mô dân số là 13.122 người của phường An Hải Tây. Và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,82km2, quy mô dân số là 21.372 người của phường An Hải Đông.
Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh

Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh

LNV - Bãi đá ven biển xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, (Bình Định) khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như tranh vẽ.
Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

LNV - Huyện Phù Mỹ quy hoạch phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá ngắn ngày ở các khu vực quanh hồ Hội Khánh và kết hợp du lịch di tích: Di tích lịch sử nơi yên nghỉ nhà yêu nước Bùi Điền, chùa Thiên Sanh, núi Hòn Chè - Bệnh xá Nữ ở xã Mỹ Hòa trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

LNV - Trong những năm gần đây, ngoài việc phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh khai thác, quảng bá gắn với phát triển du lịch phát triển các sản phẩm, đặc sản địa phương nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến tham quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.
Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts, diễn ra trong hai ngày 1 và 2/5/2025.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Ngày 1/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc) do bà Park Heeyoung, Quận trưởng quận Yongsan làm Trưởng đoàn.
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Giao diện di động