Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Lưu Duy Dần: "Thương hiệu sản phẩm là vấn đề cốt lõi"
PV: Xin ông cho biết khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề nước ta hiện nay?
Ông Lưu Duy Dần: Hiện nay cả nước có khoảng trên 5.100 làng nghề và làng có nghề. Các làng nghề hoạt động trên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho khoảng trên 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong đó nhiều làng nghề truyền thống vẫn giữ được thương hiệu sản phẩm nổi tiếng như sứ Bát Tràng, sứ Chu Đậu, lụa Vạn Phúc, lụa Tân Châu, gốm Bầu Trúc, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, gỗ Đồng Kỵ, đá mỹ nghệ Non nước, tranh Đông Hồ, chiếu cói Nga Sơn... Đặc biệt, trong những năm gần đây, một số làng nghề truyền thống đã nhanh nhạy cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nên sản phẩm đã được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng, tiêu thụ với số lượng lớn.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Lưu Duy Dần
Tuy nhiên, hiện nay do tình trạng làng nghề còn phát triển tự phát, chồng chéo, thiếu quy hoạch đồng bộ, manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, quá trình xử lý chất thải, nước thải không được quan tâm đầu tư nên hầu hết còn thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và cả cộng đồng.
Mặt khác, do kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và các nền kinh tế lớn trên thế giới, nên sản phẩm các làng nghề đang phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng cùng chủng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, có mẫu mã và chất lượng tốt từ các thị trường, các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng trong các hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và nghiêm ngặt hơn về thời gian giao hàng, đang là khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp, các làng nghề nông thôn. Mặt khác, do thiếu thông tin về thị trường nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta còn rất hạn chế. Đa số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới. Một số làng nghề chỉ chuyên sản xuất theo mẫu đặt hàng có sẵn của khách hàng. Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ đúng mức.
PV: Theo ông thì các làng nghề truyền thống cần phải làm gì để phát triển và giữ được thương hiệu sản phẩm?
Ông Lưu Duy Dần: Thương hiệu sản phẩm là vấn đề cốt lõi, vì không có thương hiệu để đánh giá sản phẩm thì không giải quyết được đầu ra cho sản phẩm. Ví dụ, gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu mặc dù nổi tiếng ở trong nước hàng trăm năm nay, nhưng việc xuất khẩu lại đang gặp khó khăn. Hay lụa Vạn Phúc nổi tiếng là thế mà vẫn chỉ loay hoay tiêu thụ ở thị trường trong nước. Do đó, muốn có thương hiệu sản phẩm nhất thiết phải gắn với lịch sử truyền thống, gắn với du lịch hiện đại. Nói cụ thể hơn, sản phẩm phải tìm cách đến và tiếp cận được với khách du lịch, khách thưởng lãm văn hóa ở các trung tâm văn hóa, các khu du lịch, vui chơi giải trí lớn của đất nước. Điều này người Trung Quốc làm rất tốt. Đồng thời, nhà nước phải có các giải thưởng lớn, xứng tầm cho các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia. Đặc biệt, nhân các sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng quốc tế tổ chức tại Việt Nam như APEC, Nhà nước cần tạo điều kiện để những sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu được tôn vinh để giới thiệu với đông đảo khách quốc tế.
Tóm lại, xây dựng thương hiệu làng nghề là một yêu cầu, một đòi hỏi cấp bách, là vấn đề sống còn. Vì thương hiệu giúp cho sản xuất lớn hơn, bền vững lâu dài lại giữ được truyền thống của ông cha… Tuy nhiên, hiện nay không chỉ các làng nghề mà các cơ quan quản lý, nhà nước cũng chưa thật sự coi trọng vấn đề thương hiệu.
Điều này được thể hiện ở chỗ: Làng nghề không gắn kết, mà phát triển tự phát, không được đầu tư đúng mức. Nhiều làng nghề gần nửa thế kỷ nay không có gì thay đổi. Hàm lượng trí tuệ, chất xám đặc biệt là văn hóa không được chú ý, không mang tầm quốc tế. Do đó, nhiều sản phẩm, thương hiệu đang có nguy cơ mai một như: Tranh Đông Hồ, nón Chuông, nón Huế, gốm Hương Canh…
Đây là vấn đề lớn, rất đáng báo động, rất cần được lãnh đạo từ Trung ương đến các địa phương quan tâm đầu tu giải quyết cả về cơ chế, chính sách lẫn tài chính, nhân lực để hoạt động của làng nghề Việt Nam đi đúng hướng, gặt hái được nhiều thành công trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.
Xin chân thành cảm ơn ông về những chia sẻ này.
Lê Hữu Quế (thực hiện)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế