Chi hội nghệ nhân - Thợ giỏi Chàng Sơn: Hội thảo nghề, chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ 2022- 2027
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố Hà Nội và Hội Nghệ nhân Hà Nội, Chi hội Nghệ nhân - Thợ giỏi làng mộc Chàng Sơn đã liên tục phát triển, đạt được nhiều thành quả đáng phấn khởi. Nghề mộc cổ truyền Chàng Sơn đã được các nghệ nhân, thợ giỏi trong các doanh nghiệp, tổ thợ, nhóm thợ mang những tinh hoa được đúc kết từ hàng nghìn năm của cha ông truyền lại để góp công xây dựng, tu tạo nhiều công trình đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ.. ở khắp các địa phương trong cả nước như Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đến thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều ngôi nhà gỗ cổ truyền từ 1 gian hai trái, 3 gian hai trái, 5 gian hai dĩ...với những đường nét chạm trổ rất thanh thoát, uyển chuyển...tạo nên không gian đậm nét nhà cổ của người Việt một cảm giác ấm cúng về mùa đông, mát mẻ về mùa hè với giá trị từ một vài tỷ đến cả chục tỷ đồng. Người thợ mộc Chàng Sơn tự hào vì đã từng góp công xây dựng tu tạo, làm mới công trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các Nhà thờ tổ nghề chạm bạc vàng, nghề đúc, nghề dệt may... ở các phố cổ, làng nghề ở Hà Nội và cả nước. Với đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ, yêu nghề... các công trình, sản phẩm của người thợ mộc làng Chàng đã có mặt ở nhiều nơi trong nước và ra cả nước ngoài với nhiều những lời ngợi ca khen tặng.
Ngôi nhà 5 gian do nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến, thiết kế chỉ đạo thi công
Tại cuộc Hội thảo, nhiều ý kiến tâm huyết, khát khao được cống hiến đem tâm vào mục đích xây dựng Hội ngày càng đoàn kết vững mạnh, phát triển và đi lên.
Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải chia sẻ: “Chàng Sơn là một làng mộc cổ truyền với nhiều thợ giỏi, trong những năm vừa qua đã đóng góp xây dựng nhiều công trình, sản phẩm tiêu biểu về nhà cổ, đồ gỗ, sản phẩm đẹp và sắc nét làm phong phú bổ sung thêm các giá trị tinh thần và vật chất của Thủ đô. Thành tích đó rất đáng được ghi công và biểu dương vào sự cống hiến của các nghệ nhân, thợ giỏi...
Nhưng nhiều nghệ nhân, thợ giỏi còn có cuộc sống khó khăn về nhà ở, nơi sản xuất, việc động viên tinh thần chưa được quan tâm đúng mức. Họ vẫn còn thiệt thòi nhiều... vì thế Hội Nghệ nhân Thành phố cần phải quan tâm, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội có những chính sách đặc thù, tạo điều kiện tốt hơn nữa để họ yên tâm lao động và phát triển nghề. Đặc biệt là chính quyền cơ sở xã, huyện nên bố trí cho quỹ đất làm nơi sản xuất đảm bảo rộng rãi, vệ sinh... Có như vậy, những người thợ mới đảm bảo sức khỏe, để họ yêu nghề và gắn bó lâu dài với nghề.
Còn ông Nguyễn Huy Thịnh cho rằng: “Người thợ Chàng Sơn rất yêu nghề, gắn bó với quê hương, mỗi năm sản xuất ra giá trị hàng trăm tỷ đồng. Xã có trên 10.000 dân, nhưng quỹ đất đai chật hẹp, còn có nhiều khó khăn trong việc phát triển mở rộng nơi sản xuất cho các doanh nghiệp và các gia đình làm nghề. Lãnh đạo địa phương vẫn đang tiếp tục đề nghị cấp trên quan tâm cho mở mang các khu công nghiệp, giãn các xưởng sản xuất ra ngoài khu dân cư, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường về bụi, khói... góp phần đảm bảo sức khỏe cho người dân và người thợ được yên tâm sản xuất...”
Ông Tô Thanh Sơn tự hào làng về những sản phẩm của làng nghề mình được lưu truyền qua nhiều đời như các pho tượng La Hán- Chùa Tây phương được tạo tác dưới đôi bàn tay tài hoa của người thợ mộc làng Chàng, đã trở thành bảo vật Quốc gia vô giá truyền lại cho thế hệ hôm nay. Ông và những người thợ của làng mộc Chàng Sơn đang ở thời đại khoa học mới 4.0 có nhiều thuận lợi hơn và phải cùng nhau hợp tác chặt chẽ, phối hợp cùng Hội nghệ nhân thành phố để tạo ra thêm nhiều sản phẩm có giá trị cho hôm nay và muôn đời sau..
Ông Đỗ Phi Thường cho biết: “Tôi được kế thừa nghề nghiệp tạc tượng, chạm trổ đồ gỗ của ông nội, của bố và các chú truyền cho. Ngoài ra tôi còn có nghề Sơn son, thếp bạc, thếp vàng lên các sản phẩm gỗ. Nhưng tiếc là nghề này giờ đã bị mai một và có nguy cơ thất truyền ở làng Chàng Sơn. Vì vậy, tôi mong muốn được mở lớp dạy truyền nghề cho các em, các cháu có tình yêu với nghề này. Nếu chưa có điều kiện thì tôi muốn ở nơi nào mở được những lớp học nghề này tôi sẵn sàng đến truyền dạy miễn phí. Tôi cũng muốn được địa phương tạo điều kiện cho tôi được thuê đất sản xuất để mở xưởng kết hợp dạy nghề cho thợ trẻ...”
Những ý kiến khác của các nghệ nhân, thợ giỏi trong cuộc Hội thảo đều thể hiện tình yêu nghề nghiệp, yêu quê hương, khát khao cống hiến, muốn gắn bó lâu dài với Hội Nghệ nhân- Thợ giỏi Hà Nội để bảo tồn một thương hiệu truyền thống. Qua đó, đóng góp xây dựng làng xã phát triển nghề và góp thêm công sức, trí tuệ vào mục tiêu phát triển Thủ đô “ngàn năm văn hiến” và tài hoa của vùng đất thiêng Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội...
Bài, ảnh: Nguyễn Quang Tình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường