Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển

LNV - Chi hội KHLS Quân sự thành lập cách đây 30 năm (1993-2023). Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng, Chi hội KHLS Quân sự quy tụ những nhân chứng lịch sử của một thời oanh liệt đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người có tâm huyết, đam mê lịch sử nói chung và lịch sử quân sự nói riêng trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Chi hội KHLS Quân sự thành lập cách đây 30 năm (1993-2023). Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng, Chi hội KHLS Quân sự quy tụ những nhân chứng lịch sử của một thời oanh liệt đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người có tâm huyết, đam mê lịch sử nói chung và lịch sử quân sự nói riêng trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Bằng những phương pháp tiếp cận khoa học lịch sử, Chi hội KHLS Quân sự phối hợp với các cơ quan chức năng thành phố tư vấn, tổ chức nhiều hội thảo khoa học có quy mô toàn thành phố như: Hội thảo 60 năm Chiến thắng Cát Bi (1954-2014); Hội thảo kỷ niệm 50 năm Ngày Hải Phòng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (23/8/1945-23/8/1995); Hội thảo về Lực lượng vũ trang Hải Phòng với các công trình trọng điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng giai đoạn 1976-1985. Chi hội kết hợp với Ban Liên lạc Chiến khu Trần Hưng Đạo hội thảo về khởi nghĩa vũ trang ở Hải Phòng tháng 8-1945 và vai trò của Trung tướng Nguyễn Bình chỉ đạo lực lượng vũ trang tham gia giành chính quyền ở thành phố Hải Phòng; Hội thảo về rà phá bom, mìn trên địa bàn Hải Phòng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lực; Hội thảo “Bến tầu không số” hay “Bến K15” tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn.

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển

Cùng với tổ chức hội thảo, Chi hội tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, cung cấp những luận cứ lịch sử chân thực như: Tọa đàm khoa học kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/1995); tọa đàm cung cấp luận cứ để các cơ quan chức năng công nhận ngày 20 tháng 11 năm 1946 là Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Hải Phòng; hai lần tọa đàm phòng chống phong tỏa vùng sông biển Hải Phòng (tọa đàm lần thứ nhất tháng 12-1998, tọa đàm lần thứ 2 tháng 9-1999); tọa đàm tiểu đội dân quân xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên chiến đấu chống quân Pháp tiến công lấn chiếm huyện Thủy Nguyên; tọa đàm Bộ Tư lệnh 350 trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chi hội tổ chức sinh hoạt tưởng niệm Liệt sỹ Dương Hữu Miên, giới thiệu về nội dung cuốn sách “Đường 5 anh dũng, quật khởi” và cuốn “Những chàng Vệ trọc năm xưa”; phát hiện và giám định địa danh “Đình Vũ” hay “Định Vũ”, vai trò của Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Bằng tâm huyết, trách nhiệm, những luận cứ khoa học lịch sử xác đáng, Chi hội đã đề xuất với các cơ quan chức năng thành phố gắn biển di tích Nhà hát lớn thành phố, Nhà Bưu điện trung tâm, Ga Hải Phòng, đề nghị sửa nội dung ghi trên bia tại bến Nghiêng (quận Đồ Sơn) cho đúng với tầm vóc sự kiện lịch sử và một số công trình khác gắn với sự kiện lịch sử thành phố...

Chi hội KHLS Quân sự đã luôn chăm lo hoạt động nâng cao kiến thức, tích lũy tư liệu lịch sử nói chung và lịch sử quân sự nói riêng như: Tổ chức thăm quan nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố và nhiều địa phương khác (Bảo tàng thành phố Hải Phòng, Bảo tàng Quân khu 3, Bảo tàng Hải quân, Nhà truyền thống Bộ CHQS thành phố...); tổ chức thăm quan và dự kỷ niệm, ôn lại truyền thống chống ngoại xâm của các anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, thắp hương Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm lại các công trình kết hợp kinh tế với quốc phòng của LLVT thành phố giai đoạn 1976-1985 (đê lấn biển xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đường xuyên đảo Cát Bà, lấn biển đường 14, đập Cái Tắt...).

Là những nhân chứng lịch sử, tham gia tạo nên những sự kiện lịch sử, có bề dày hoạt động thực tiễn, hội viên Chi hội trao đổi và bàn về lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự gắn liền với sự nghiệp đấu tranh anh dũng, những hy sinh xương máu của đồng chí, đồng đội, đồng bào mình, vì vậy, giá trị lịch sử được khẳng định và tôn vinh rất nhiều. Nhiều hội viên Chi hội có những bài tham luận, bài viết, bài báo, hồi ký phản ánh về quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những trận đánh có ý nghĩa lịch sử...được đăng trên các báo, tạp chí, chuyên san, kỷ yếu hội thảo khoa học để lại nhiều dấu ấn với bạn đọc; gắn với những tên tuổi của các thế hệ hội viên: Võ An Đông, Nguyễn Đức Hòe, Vũ Long Vân, Nguyễn Mạnh Ái, Lê Vĩnh, Minh Ngọc, Vũ Quang Nghinh...Kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập (6/8/2008), Chi hội đã biên tập cuốn “15 năm một chặng đường” để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho hội viên và bạn đọc gần xa. Đặc biệt là, nhiều hội viên Chi hội KHLS Quân sự là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức, khai thác các đề tài lịch sử trong Ban biên tập bộ sách “Đường 5 anh dũng, quật khởi” do Đại tá Võ An Đông, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh 350, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS Hải Phòng chỉ đạo. Trong suốt 10 (1996-2006), trong điều kiện bảo đảm kinh phí rất hạn hẹp, nhưng bằng sự tâm huyết, nỗ lực không mệt mỏi, các hội viên đã tham gia bài viết, đóng góp hết sức quan trọng trong xuất bản 20 tập“Đường 5 anh dũng, quật khởi” với hơn 1.300 bài viết và gần 800 tác giả. Bộ sách “Đường 5 anh dũng, quật khởi” đạt giải Khuyến kích giải thưởng Khoa học Công nghệ thành phố Hải Phòng 2003, Xưởng phim tài liệu Việt Nam đã về làm phóng sự và được giới thiệu trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Bằng tâm huyết và những hoạt động thực tiễn lịch sử sống động, nhiều thế hệ hội viên Chi hội tích cực tham gia nói chuyện truyền thống, kể truyện truyền thống, tuyên truyền về lịch sử oanh liệt của đất nước, thành phố, trong đó chú trọng đối tượng là học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng niềm tự hào, phát huy truyền thống quê hương, đất nước.

Chặng đường 30 năm Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng đúc kết được những kinh nghiệm để kế thừa, làm điểm tựa cho sự phát triển thời gian tới, đó là: Lấy việc khơi dậy, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, bồi dưỡng truyền thống cách mạng làm mục tiêu, phương châm hành động; coi trọng khai thác tư liệu từ những nhân chứng lịch sử để xác định giá trị chân thực của lịch sử; thực hiện tốt phương châm khách quan, chân thực, công bằng trong hoạt động khoa học lịch sử quân sự; kiên trì nuôi dưỡng lòng tâm huyết đối với khoa học lịch sử quân sự, hoạt động phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách và phát luật của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ xây dựng phát triển thành phố; phát huy tính tự lực, tự chủ, sáng tạo trong công tác hội; không ngừng chăm lo bồi dưỡng, nâng cao nhiệt huyết, niềm tự hào là hội viên khoa học lịch sử quân sự của thành phố có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển cùng đất nước.

Phát huy kết quả 30 năm, thời gian tới, Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng tập trung thực hiện tốt những hoạt động khoa học quân sự, trọng tâm là: Thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động, trước hết tập hợp hội viên có tâm huyết, điều kiện và khả năng tham gia nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử quân sự; chủ động, tích cực tham gia cung cấp, thẩm định, phản biện để bảo đảm những giá trị khách quan chân thực của lịch sử quân sự; phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức lịch sử quân sự, góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vị thế của thành phố Hải Phòng đang vươn mình ra biển lớn.

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển
Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển
Đại tá, Th.sỹ Trần Quốc Huy Chi hội trưởng Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn

LNV - Vài năm trở lại đây, Yên Bái phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống gắn với quảng bá hình ảnh, con người, phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất của các dân tộc trên địa bàn. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm thu nhập ổn định cho một bộ phận cư dân nông nghiệp, giảm nghèo bền vững.
Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch

LNV - Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo mà còn góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và nếu phát huy được hiệu quả của các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, ngoài những lợi ích kép về kinh tế thì đây sẽ trở thành một trong những kênh quảng bá hình ảnh miền đất, con người Mù Cang Chải với bạn bè trong nước, quốc tế.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”.
Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống

LNV - Hà Nội là địa phương chiếm vị trí số 1 cả nước về số lượng làng nghề và nghệ nhân. Có truyền thống lâu đời, làng nghề Hà Nội đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Với tinh thần Hà Nội với cả nước, vì cả nước, Thành phố cùng Bộ NN&PTNT chủ trì Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, góp phần lan tỏa giá trị làng nghề truyền thống đến các địa phương trên cả nước.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có gần 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

LNV - Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở nước ta về làm gốm sứ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Bát Tràng ngày nay là một làng nghề phát triển, sầm uất, là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách thích du lịch trải nghiệm, tìm hiểu về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay.

Tin khác

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

LNV - Gốm Biên Hòa vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị sử dụng cao. Sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa đã tạo nên những sản phẩm gốm Biên Hòa đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.
Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai

LNV - Sinh ra trong gia đình công nhân nghèo, năm 1970, cậu học trò Phạm Xuân Trường (ông sinh năm 1947) vừa tốt nghiệp trường cấp 3 Dân chính đã xin vào nhà máy đóng tàu Tam Bạc vừa học, vừa làm, phấn đấu rèn dũa tay nghề cơ khí đạt tới bậc 7/7. Ông còn làm thơ, viết văn, viết kịch bản phim, họa sĩ...Năm 1993 ông nghỉ hưu. Dù chưa được học qua một trường lớp mỹ thuật nào, cũng không được học nghề gò, chỉ từ năng khiếu bẩm sinh, đôi bàn tay khéo léo, tính kiên nhẫn, sự đam mê cùng với suy nghĩ "tại sao người khác làm được mà mình không làm được" ông đã tự mày mò nghiên cứu và chỉ trong thời gian không dài đã cho ra gần 300 bức tranh gò đồng thủ công rất tinh sảo, trong đó có nhiều bức "độc bản" có một không hai, được các nghệ nhân điêu khắc, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước ngưỡng mộ, thán phục.
Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống

LNV - Quyết tâm bảo tồn và phát triển nghề rèn truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, từ nhiều năm nay, lò rèn thủ công của gia đình anh Vũ Đức Thắng, ở thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân (Vĩnh Tường) luôn đỏ lửa. Để giữ nghề và sống được bằng nghề, cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, anh Thắng đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu

LNV - Phú Yên nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng các món ăn ngon, nơi đây còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống từ lâu đời. Làng nghề rượu Quán Đế là nổi tiếng nhất ở xứ Nẫu được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.
Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu

LNV - Hình thành từ hơn 100 năm trước, làng nghề tăm hương duy nhất của Hà Nội thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, cách trung tâm thủ đô hơn 30 km. Nghề truyền thống đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và thu hút được rất nhiều du khách về tìm hiểu những giá trị văn hóa của người Việt Nam.
Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch

LNV – Cây dó trầm là một trong những loại cây mang lại kinh tế lớn cho người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Về Phúc Trạch hôm nay, khắp mọi ngõ xóm đều phảng phất hương thơm đặc trưng của trầm hương.
Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023

LNV - Sáng 24/11/2023, tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (đối diện UBND xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội), “Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023” đã được tổ chức trang trọng. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội và Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng

LNV - Người dân Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) ngoài nghề gốm sứ cổ truyền quý báu còn sở hữu nét văn hóa ẩm thực rất đáng tự hào. Trong mâm cơm giỗ Tết ở vùng quê này, không thể thiếu được bát canh măng mực nồng ấm, đậm đà. Chính sự tận tụy, khéo léo của những người phụ nữ đảm đang mà canh măng mực nơi đây đã có tên riêng, nổi tiếng như một thương hiệu: Canh măng mực Bát Tràng.
Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao

LNV - Vừa qua UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng tổ chức thành công cuộc triển lãm sinh vật cảnh lần thứ 2 năm 2023 . Đây là cuộc triển lãm sinh vật cảnh có qui mô khá lớn với sự tham gia của các Hội sinh vật cảnh, nghệ nhân, người trồng hoa, cây cảnh từ 16 tỉnh thành trong cả nước.
Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

LNV - Là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ở Bình Dương hình thành và nức tiếng hàng trăm năm qua. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, tỉnh Bình Dương triển khai Đề án "Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận".
(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa

LNV - Chiều ngày 18/11, tại Trung tâm Thông tin Di sản phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Gốm thủ công truyền thống Bát Tràng (Hà Nội) và Đông Hòa (Phú Yên).
( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây

LNV - Ngày 17/11, chương trình khai mạc triển lãm Chung một sợi dây và tọa đàm quốc tế Bảo vệ và phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2023 đã diễn ra tại Đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.
Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

LNV - Tối 16- 11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.
Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá

LNV - Nghệ nhân Lê Quang Ninh TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã chế tác ra các sản phẩm độc đáo, đẹp mắt từ những khối than đá vô tri với niềm đam mê, sáng tạo và tình yêu với nghệ thuật điêu khắc.
Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống

LNV - Động lực giúp những người làm nghề nước mắm ở Kẻ Vạn (Diễn Châu, Nghệ An) quyết tâm "giữ lửa nghề" đó là niềm tin vào uy tín của nghề nước mắm truyền thống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động