Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 16°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 23°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 17°C Thừa Thiên Huế

Câu chuyện sản phẩm - ‘sức mạnh mềm’ của OCOP OCOP chính là các báu vật của từng làng quê

LNV - OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Nó có thể có quy mô không lớn, nhưng độc đáo, thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra.


OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Ảnh: Đinh Tùng


Nhật Bản đặt ra nguyên tắc xuyên suốt trong làm "Mỗi làng một sản phẩm", đó là phát huy nội lực, hướng đến chất lượng xuất khẩu và chủ thể luôn đổi mới sáng tạo. Thái Lan dựa vào công thức 5P, đó là Sản phẩm, Địa danh, Con người, Xúc tiến quảng bá và Bảo tồn.

OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Nó có thể có quy mô không lớn, nhưng nó độc đáo, nó thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra nó. Và đây chính là then chốt để sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường.

Nước mắm truyền thống Cát Hải của Hải Phòng không thể cạnh tranh về giá với nước chấm, nước mắm công nghiệp được. Các hộ sản xuất nhỏ, kể cả HTX, doanh nghiệp nhỏ cũng không thể bỏ tiền để quảng cáo hàng ngày trên ti vi, đài báo được. Quy mô sản xuất cũng khó đủ lượng để phủ hàng ngàn siêu thị trên cả nước.

Do đó, OCOP phải khai thác tiếp cận thị trường theo một cách khác, đó là dựa vào chính sự đặc sắc có tính bản địa của sản phẩm. "Câu chuyện sản phẩm" chính là công cụ hiệu quả để thực hiện truyền thông, quảng bá cho OCOP.

"Câu chuyện sản phẩm" là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng, đến người mua nhằm thay đổi cảm xúc của họ khi mua sắm sản phẩm, dịch vụ, có thể tạo nên thương hiệu của sản phẩm, mang đến suy nghĩ vượt ra ngoài tiện ích và chức năng của sản phẩm, dịch vụ.

Nó mang giá trị vô hình, có thể chạm đến cảm xúc và trái tim của khách hàng, thay đổi hành vi của khách hàng, trở thành một phần lý do họ mua hàng. Với OCOP, thông điệp đó còn mang cả niềm tự hào của các vùng quê về những sản vật của họ.

"Câu chuyện sản phẩm" là lý do tạo nên sự khác biệt và cuốn hút mọi người. Tôi hay lấy ví dụ thế này: có 2 xã cạnh nhau, có 2 ngôi chùa, tất nhiên chùa nào cũng thờ Phật cả. Nhưng tại sao khách lại đến ngôi chùa của xã này đông, còn chùa ở xã kia ít khách tới. Vì ngôi chùa bên này có câu chuyện về sự linh thiêng, bà con kinh doanh buôn bán, các cô cậu muốn kết tóc xe duyên đến lễ nhiều vì họ được nghe đồn về sự linh thiêng đó. Bán sản phẩm OCOP chính là bán câu chuyện sản phẩm.

Làm với niềm tự hào, hay làm vì yêu cầu thủ tục?

Tại Quyết định số 1048 ngày 20/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, gồm nhiều tiêu chí, chỉ tiêu. Riêng phần "câu chuyện sản phẩm" chiếm 10 điểm/100 điểm. "Chưa kể điểm cho tính sáng tạo về ý tưởng của sản phẩm có thêm 3 điểm nữa. Trong khi anh có xuất khẩu hay đạt chứng nhận hữu cơ chăng nữa thì cũng chỉ tối đa 5 điểm. Điều đó cho thấy "câu chuyện sản phẩm" rất quan trọng, giúp hồ sơ OCOP đạt điểm cao tốt hơn, mà cái này hoàn toàn chủ thể OCOP có thể tự làm được.

Đến thời điểm này cả nước đã có gần 7 ngàn sản phẩm tham gia Chương trình, trong đó có 5.021 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Hầu hết các sản phẩm đạt 4 sao trở lên đều làm tốt phần "câu chuyện sản phẩm". Bà con có thể kể vanh vách cái bánh này ngon làm sao, cái chổi kia làm cầu kỳ thế nào, chai rượu ủ men bằng công nghệ đặc biệt của địa phương nổi tiếng cả vùng... nhưng lại không có cái gì chứng minh cả, chỉ kể miệng cho nhau thôi.

Điều này dẫn đến việc sản phẩm khi bán ra thị trường ngoài địa bàn xã hay huyện là khách hàng không thể biết nó đặc sắc ở chỗ nào. Vì vậy gần 80% sản phẩm OCOP trong quá trình hoàn thiện hồ sơ là phải bổ sung xây dựng câu chuyện, rồi in lên bao bì hoặc in lên tờ rơi, hoặc đưa lên website, dựng phim ngắn... Ngay cả cán bộ cơ sở nhiều nơi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của việc xây dựng "câu chuyện sản phẩm", vẫn máy móc rập khuôn, xây dựng câu chuyện sản phẩm dài dòng mà không tạo nút thắt truyền tải được thông điệp giá trị hữu hình và giá trị vô hình của sản phẩm.

Vẫn có nhầm lẫn thương hiệu sản phẩm, nhầm lẫn chỉ dẫn địa lý, đến chứng nhận tiêu chuẩn. Các yếu tố đặc hữu địa phương cần được khai thác mạnh hơn vào trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Thay vì chỉ nói sản phẩm này ngon lắm, thơm lắm, tốt lắm thì thông tin nên gắn liền với địa danh, về con người, về văn hóa, về bảo vệ môi trường, về công nghệ sạch, về những câu chuyện lịch sử ...

Ví dụ quá trình đánh giá phân hạng sản phẩm Trà mãng cầu của Sóc Trăng tham gia 5 sao quốc gia năm 2020, ban đầu họ chỉ có thông điệp là trà thơm, trà ngon, tốt cho sức khỏe nhưng nếu chỉ thế thì ở đâu cũng quảng bá như vậy hết. Nên họ đã khai thác câu chuyện riêng cho trà Mãng cầu Xiêm ở vùng Ngã Năm, Sóc Trăng. Vùng đất này là vùng đất trũng, nhiễm phèn, mặn, úng nên khi trồng, họ ghép cây mãng cầu gai với gốc bình bát. Việc ghép 2 cây này đã tạo nên điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt để mãng cầu cho trái nhiều, ra trái quanh năm, và tạo nên hương vị rất khác biệt.

Hay một cơ sở trà ở Thái Nguyên, họ phát triển 1 sản phẩm mới gọi là Trà tứ quý. Ai cũng biết về trà Thái nguyên rồi, nhưng với sản phẩm này họ đã đẩy thêm 1 bậc nữa, đó là 1 bộ có 4 hộp trà, mỗi loại được thu hoạch vào 1 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. Do vậy mà mỗi hộp có hương, vị đặc sắc riêng. Tôi nghĩ làm được bộ trà này chắc mất cả năm, công phu lắm, điều đó tạo nên tính mới, độc đáo và sự tò mò của khách hàng.

Còn rất nhiều "câu chuyện sản phẩm" khác nữa đang được hoàn thiện. Với hàng vạn sản phẩm OCOP, nó đang tạo nên và đang được tài liệu hóa bằng chính các sản phẩm OCOP một kho tàng cổ tích về đất nước và con người các dân tộc Việt Nam. Ở bất cứ cấp độ nào, việc này có giá trị bảo tồn văn hóa to lớn, tạo nên hình ảnh riêng cho các sản phẩm OCOP của mỗi vùng quê và của Việt Nam khi vươn ra thị trường quốc tế.

Thế mạnh rất lớn của OCOP đó chính là tính đặc hữu, tính độc đáo địa phương.


Bán ít giá cao hay bán nhiều giá thấp?

Thế mạnh rất lớn của OCOP đó chính là tính đặc hữu, tính độc đáo địa phương. Người Israel rất thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, vì khẩu hiệu của họ là “I AM UNIQUE”, dịch ra là Tôi là duy nhất, chỉ có tôi mới có. Trà mạn của ta bán tầm 2-300 ngàn/kg, trà đinh tầm hơn 3 triệu, trà Shan cổ thụ hơn chục triệu đồng. Nhưng trà Đại hồng bào bên Trung Quốc có giá gần 35 tỷ đồng/kg, bởi vì nó được cộng đồng tin rằng nó quý, nó hiếm, câu chuyện sản phẩm của nó làm người mua được thấy may mắn, tự hào, nó thể hiện đẳng cấp.

Tour du lịch từ Sài Gòn đi miền Tây, 2 ngày 1 đêm mà giá có vài trăm ngàn, trong khi chuyến thăm hang Sơn Đòong của Quảng Bình có thể có giá hơn 60 triệu.

Xây dựng "câu chuyện sản phẩm" có thể giúp giá sản phẩm OCOP tăng lên nhiều lần. Mà muốn làm tốt, phải xuất phát từ chính niềm tự hào của người dân, của cộng đồng về sản phẩm đó. Chỉ có họ mới kể ra được lịch sử hình thành và phát triển sản phẩm như thế nào, nó có sự tích gì, nét văn hóa ra sao. Bên cạnh đó rất cần các chuyên gia hỗ trợ để có thể tìm ra các lợi thế khác, ví dụ trà hoa vàng ở Ba Chẽ - Quảng Ninh có hàm lượng hoạt chất cao hơn nơi khác không, hay là Mật ong bạc hà ở Mèo Vạc - Hà Giang nó thơm ngon hơn hẳn vì thổ nhưỡng, khí hậu vùng núi tai mèo ấy nó khác biệt và tinh khiết nhường nào?

Nói gì đi chăng nữa, "câu chuyện sản phẩm" phải là câu chuyện có ý nghĩa, không nên chung chung kiểu nó ngon lắm, thơm lắm. Nó cũng cần gần gũi, mộc mạc nhưng phải thể hiện được nét tinh túy, sự cầu kỳ trong chế biến từng sản phẩm. Nó cũng không cần dài, ngắn gọn thôi nhưng toát lên được cái hồn, cái cốt của sản phẩm, nó toát lên được niềm tự hào của vùng quê ấy.

Nhưng điều rất quan trọng, là nó phải đúng sự thật. Rất nhiều sản phẩm OCOP hiện nay mắc lỗi ở thông tin in trên bao bì chưa đúng sự thật hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. "Câu chuyện sản phẩm" có thể sử dụng các câu chuyện huyền thoại, dân gian nhưng hiện nay rất nhiều sản phẩm được quảng bá chữa cao huyết áp, giảm mỡ máu, rau này hữu cơ, bánh kia giảm béo nhưng họ chưa có bằng chứng khoa học và chưa được cấp có thẩm quyền xác nhận. Có thể kinh nghiệm dân gian thì những điều đó là có, nhưng khi đưa vào "câu chuyện sản phẩm", để in trên bao bì, để quảng bá thì cần phải dùng câu chữ làm sao đảm bảo đúng pháp luật.

Trong giai đoạn tới đây, câu chuyện sản phẩm vẫn chiếm tỷ lệ điểm số cao trong thang điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.


Làm gì để “sức mạnh mềm” trở thành đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP?

Trong giai đoạn tới đây, "câu chuyện sản phẩm" vẫn chiếm tỷ lệ điểm số cao trong thang điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Để việc này không hình thức, có ý nghĩa thực tế, cần thực hiện một số giải pháp chính sau:

Thứ nhất, Công tác truyền thông cần đi trước 1 bước. Làm sao khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, của cộng đồng địa phương để bảo tồn, phát triển sản phẩm đó. Làm sao để các cơ quan quản lý nhà nước thấy trách nhiệm của mình trong triển khai OCOP. Phát triển OCOP không phải mỗi việc của ngành nông nghiệp, mà là vấn đề văn hóa, vấn đề du lịch, vấn đề xúc tiến thương mại, vấn đề sức khỏe con người, vấn đề tạo dựng sức mạnh mềm của địa phương, của quốc gia. Chúng ta hãy xem hiệu quả của điện ảnh qua bộ phim Squid Game, chỉ cần 1 bộ phim mà cả thế giới đang phát cuồng lên làm cái bánh dân gian, chơi trò chơi dân gian của Hàn Quốc, sức lan tỏa rất lớn.

Thứ hai, Công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cần làm mạnh hơn nữa, xây dựng nhiều bộ bài giảng cho từng nhóm đối tượng, từng nhóm sản phẩm, từng khâu trong chuỗi giá trị OCOP. Để thích ứng với tình hình dịch Covid, cần phát triển đào tạo từ xa, tập huấn trực tuyến, sớm hình thành và phát triển các trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo ở cấp vùng, cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu rất lớn và đa dạng của chủ thể OCOP.

Một giải pháp nữa, đó là phát triển mạng lưới tư vấn, chuyên gia để hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng câu chuyện sản phẩm hiệu quả. Chính sách của cả TW và địa phương cần sớm ban hành cơ chế tài chính chi cho hoạt động tư vấn cũng như hỗ trợ chủ thể tài liệu hóa câu chuyện sản phẩm. Cơ quan điều phối OCOP cấp tỉnh cần mở rộng mạng lưới tư vấn, nhất là chuyên gia về văn hóa, mỹ thuật công nghiệp, công nghệ chế biến...khi tư vấn cho các chủ thể OCOP.

Thứ tư, Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp đặc biệt quan trọng giúp cho sản phẩm OCOP tồn tại, phát triển. Xúc tiến thương mại cần có điểm ưu tiên, tôn vinh cho các sản phẩm có câu chuyện hay, độc đáo, thể hiện đặc sắc bản địa. Sản phẩm OCOP có bán được nhiều hơn trước thì dân mới hăng hái tiếp tục tham gia, mới tái đầu tư phát triển sản phẩm mới, mới bảo tồn được giá trị OCOP, giá trị của văn hóa bản địa.

Ts Đặng Văn Cường
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

LNV - Tại sự kiện “Tết Việt - Dấu ấn vùng miền” do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica và các đối tác tổ chức ngày 4/1 tại vườn hữu cơ Thảo Điền (TP. Thủ Đức, TP.HCM), gian hàng của nông dân Nguyễn Việt Hồng nổi bật với mùi hương đặc trưng và màu trắng của hoa rau mùi già quen thuộc với Tết miền Bắc.
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

LNV - Công ty CP bánh mứt kẹo Bảo Minh là một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam, nổi bật với các dòng sản phẩm truyền thống và hiện đại. Kế thừa và phát triển tinh hoa ẩm thực các làng nghề, Bảo Minh đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm: bánh cốm, bánh phu thê, bánh nướng, bánh dẻo… từ những năm đầu khởi nghiệp. Với sự lớn mạnh không ngừng, Bảo Minh đã xây dựng hai nhà máy sản xuất quy mô, hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh đang nỗ nực chinh phục thị trường trong nước và vươn mình ra thế giới.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

LNV - Làng Phan Thanh, nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân đang tập trung vào việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ Tết. Những ngày này, người dân làng Phan Thanh tất bật với những đơn hàng Tết. Hơn 50 gia đình theo nghề với hàng trăm tấn lươn bỏ cho thương lái tỏa đi muôn nơi.

Tin khác

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

LNV - Tại sự kiện “Tết Việt - Dấu ấn vùng miền” do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica và các đối tác tổ chức ngày 4/1 tại vườn hữu cơ Thảo Điền (TP. Thủ Đức, TP.HCM), gian hàng của nông dân Nguyễn Việt Hồng nổ
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng

Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng

LNV - Nhắc đến Quảng Nam, không thể không kể đến một loại rau độc đáo - rau dớn, mà không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng của miền núi mà còn là biểu tượng sống động của mùa Xuân ấm áp lại về. Rau dớn không chỉ thu hút sự ưa chuộng trong bữa ăn hàng ng
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

LNV - Lễ công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Thái Hòa và kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thái Hòa đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Trung Ương, Thành phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa. Việc thành lập Đảng bộ, HĐND, UBND xã Thái Hòa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng đời sống mới cho nhân dân.
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động