Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Cao Bằng: Cần quan tâm phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với du lịch sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực đầu tư. Từ đó, giúp nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững. Tuy nhiên, việc gắn kết giữa sản phẩm OCOP và phát triển du lịch trên địa bàn hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.
Cao Bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nổi bật: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng); thác Bản Giốc (Trùng Khánh); khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén (Nguyên Bình); các xóm người Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô… là các mô hình du lịch homestay được gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc lâu đời, với nhiều loại hình du lịch phong phú như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch thể thao, leo núi mạo hiểm, bơi thuyền; nghiên cứu khoa học… hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Năm 2020, Công ty cổ phần TNHH Hoàng Thành Cao Bằng thuê hơn 1 ha đất nông nghiệp với người dân tại xóm Pác Rao, xã Đức Hồng (Trùng Khánh) đầu tư trên 1,8 tỷ đồng trồng nho Hạ Đen. Mô hình áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nhà giàn có mái che bằng ni lon để hạn chế mưa, sương, ngăn sâu bọ phát triển.


Nông dân xã Hoa Thám (Nguyên Bình) giới thiệu sản phẩm quýt địa phương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo.


Giống nho phát triển tốt với ưu điểm vượt trội hơn so với các loại nho trồng bản địa, nho sinh trưởng khỏe, cho thu hoạch nhanh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuối năm 2020, Công ty đem sản phẩm tham gia phân hạng, đánh giá và được công nhận sản phẩm đạt 3 sao Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” cấp tỉnh năm 2020. Sản phẩm ngày càng có nhiều người biết và tìm đến mua nên Công ty mở cửa vườn để du khách trải nghiệm du lịch nông nghiệp, bán sản phẩm ra thị trường với mức giá 150.000 đồng/kg. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Bà Hoàng Thị Lan, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch quốc tế thác Bản Giốc (Trùng Khánh), chủ Lan’s Homestay cho biết: Sau khi khu du lịch đi vào hoạt động, tôi được chính quyền địa phương vận động làm sản phẩm OCOP du lịch nông thôn. Qua tìm hiểu cho thấy, điểm du lịch đáp ứng cơ bản nhiều tiêu chí, đồng thời, việc phát triển sản phẩm OCOP từ hình thức du lịch nông thôn vừa mang đến doanh thu tốt hơn cho chủ cơ sở, vừa là cơ hội để quảng bá hình ảnh của tỉnh nên tôi mạnh dạn tham gia.

Đến nay, Lan’s Homestay là mô hình du lịch cộng đồng duy nhất đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh theo Chương trình OCOP ở loại hình dịch vụ du lịch nông thôn năm 2020. Để tạo điểm nhấn, điểm du lịch còn chế biến, giới thiệu các món ăn từ các sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh của địa phương như: xôi từ nếp Ong, hạt dẻ Trùng Khánh…

Từ các mô hình trên có thể thấy, sản phẩm OCOP là nền tảng để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Theo thống kê, Cao Bằng có gần 200 sản phẩm có thể tham gia OCOP, trong đó, 24 sản phẩm đã được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh năm 2020. Năm 2021, có hơn 30 sản phẩm tiếp tục tham gia phân hạng, đánh giá.

Tuy nhiên, dù nhiều tiềm năng và sản phẩm OCOP đa dạng nhưng hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 1 sản phẩm được công nhận sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Thực tế, trong 6 nhóm sản phẩm OCOP thì nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch được xem là nhóm quan trọng, là giải pháp giúp tiêu thụ sản phẩm địa phương hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Quảng Lê Thao Giang cho biết: Sản phẩm OCOP giúp du khách thêm nhiều lựa chọn khi có nhu cầu mua hàng về làm quà biếu mỗi dịp đến Hà Quảng nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.

Hiện nay, sản phẩm khẩu sli Nà Giàng (Hợp tác xã Khẩu sli thương mại dịch vụ Nà Giàng) đạt 3 sao Chương trình OCOP tỉnh năm 2020 đã và đang được huyện tập trung trưng bày, giới thiệu và bán tại các điểm du lịch, cửa hàng trên địa bàn huyện, vừa để quảng bá vừa tạo sự đa dạng hàng hóa trong các điểm du lịch.

Xây dựng sản phẩm OCOP đã khó, việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường càng khó hơn. Trong khi ngành du lịch tỉnh đang thiếu những sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn của từng vùng, miền để thu hút khách du lịch. Dù là tỉnh có nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP và đã tạo tiếng vang từ lâu như: gạo nếp Hương Bảo Lạc; thịt xông khói, lạp sườn; miến dong; thạch đen; đường phên; bánh nướng Thu Điệp; khẩu sli Nà Giàng; Hồng Trà A1, Lục Trà A2; trà giảo cổ lam; rượu ngô CP 999; dao Minh Tuấn; dầu hồi; dầu xả Java…

Tuy nhiên, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền các cấp phần lớn vừa quan tâm đến việc gắn sao cho sản phẩm mà quên mất sự cộng hưởng của sản phẩm OCOP và du lịch. Dịch vụ du lịch thuộc Chương trình OCOP chưa được một số địa phương quan tâm đưa vào khai thác; một số địa phương khác bắt đầu hình thành mô hình làng văn hóa du lịch với những sản phẩm đặc sản địa phương nhưng những định hướng phát triển chưa rõ ràng. Các sản phẩm OCOP của tỉnh mới phát triển ở quy mô nhỏ, số lượng hạn chế, chưa có sự kết nối giữa các tour du lịch với các vùng sản xuất các sản phẩm OCOP tập trung.

Việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá sẽ tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư. Sản phẩm OCOP làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, đồng thời hoạt động du lịch góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP. Từ đó, việc quan tâm đầu tư, tạo dựng sản phẩm OCOP sẽ thuận lợi hơn, giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Để phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch hiệu quả, thời gian tới, ngoài công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp, ngành, người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa thiết thực của OCOP cần có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư tạo dựng sản phẩm OCOP.

Xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP quảng bá đến du khách; khuyến khích hình thành đặc sản vùng, miền cho mỗi địa phương. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng nhiều tuyến du lịch cộng đồng kết nối với các vùng sản xuất sản phẩm OCOP, góp phần tăng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Bài, ảnh: Khánh Hà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.

Tin khác

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

LNV - Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Bắc Kạn do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

LNV - Thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

LNV - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

OVN - Tối 22/8, tại công viên Long Biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức họp Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đợt 2 năm 2024.
Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

LNV - Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia của Công ty CP Hoàng Giang (TP Hải Dương) đã được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Cùng tận mắt ngắm quy trình làm ra loại sản phẩm đầu tiên và duy nhất hiện nay của Hải Dương đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4227/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

LNV - Nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tối ngày 8/8, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khai mạc Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp lần thứ V và Hội thi cán bộ giỏi năm 2024.
Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Từ việc được chứng nhận OCOP 4 sao đến việc được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là "Làng nghề di sản văn hóa phi vật thể quốc gia," nem chua Lai Vung không chỉ khẳng định giá trị ẩm thực độc đáo mà còn tỏa sáng như một biểu tượng văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

LNV - Hà Giang là vùng đất nằm ở địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và cảnh quan hữu tình mà còn gây ấn tượng mạnh với nền văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng. Nơi đây là quê hương của nhiều món ăn truyền thống đặc sắc như thắng cố và cơm lam. Đặc biệt, thịt lợn đen của Hà Giang là một điểm nhấn ẩm thực không thể bỏ qua. Với những món ăn chế biến từ thịt lợn đen như thịt lợn hấp, nướng, xào sả ớt, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt về độ săn chắc, hương thơm và thớ thịt dày, mang đến một trải nghiệm ẩm thực phong phú và tuyệt vời.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động