Các làng nghề truyền thống tấp nập vào Tết
Làm nghề truyền thống ở làng mộc Phúc Lộc (thành phố Ninh Bình).
Đến thăm làng mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) vào những ngày giáp Tết. Từ xa xa đã nghe thấy tiếng máy cưa, tiếng đục đẽo, tiếng động cơ của những chiếc xe vận chuyển sản phẩm nội thất tỏa đi khắp nơi… tạo nên khung cảnh làm ăn tất bật, khẳng định sự đang "ăn nên làm ra" của một làng nghề
Bác Vũ Trung Hậu là thợ có kỹ năng tay nghề điêu luyện ở làng mộc Phúc Lộc. Hơn 20 năm qua, với tay nghề cao, bác Hậu được các xưởng sản xuất mộc trên địa bàn săn đón bằng mức lương hấp dẫn. "Tôi theo bố làm mộc từ khi mới 13 tuổi. Bao nhiêu năm gắn bó, đủ để yêu cái nghề nhọc nhằn, vất vả, nhưng cũng rất sáng tạo này"- Bác Hậu nói.
Những ngày giáp Tết, một ngày làm việc của bác Hậu bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 8 giờ tối. Làm việc như vậy, tất nhiên mức lương của bác cũng được điều chỉnh phù hợp, từ 15-18 triệu đồng/tháng. Mọi năm, bao giờ bác Hậu cũng được thưởng tiền cho một năm làm việc vất vả trước khi nghỉ Tết. Năm nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, bác Hậu không biết mình có được thưởng Tết hay không, nhưng với bác, mức thu nhập như hiện nay là khá ổn.
Chị Hiền ở phường Ninh Phong cũng là một lao động tự do. Hơn 4 năm nay, chị Hiền gắn bó với công việc đánh ráp cho xưởng gỗ của doanh nghiệp tư nhân Nhung Tỵ. Sức lao động của một thợ lành nghề như chị Hiền được trả từ 250 nghìn đồng/ngày. Nhưng những ngày giáp Tết, mức tiền được tăng lên 300, thậm chí hơn 300 nghìn đồng/ngày. Có việc làm, thu nhập cao đồng nghĩa với có một cái Tết đủ đầy, nên chị Hiền và những lao động ở đây rất vui và cố gắng.
Ông Lê Văn Tỵ, chủ doanh nghiệp Nhung Tỵ chia sẻ: Hiện nay, doanh nghiệp hoạt động khá đa dạng, vừa làm các công trình nhà cổ, nội thất cho các công trình và bán các mặt hàng nội thất… Bởi vậy, cuối năm luôn là thời điểm khẩn trương nhất, khi vừa phải hoàn thiện các công trình để kịp bàn giao cho chủ nhà đón Tết, vừa phải ký kết các hợp đồng cho năm mới.
Bận rộn là thế, nhưng doanh nghiệp chỉ có 30 thợ tay nghề cứng. Chúng tôi có đăng tin tuyển dụng lao động mùa vụ nhưng không thể tìm được người làm. Vì vậy, để kịp hoàn thiện các công trình và cung cấp đủ các sản phẩm ra thị trường, người lao động đều tăng ca, tuy nhiên phải tính toán phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Tất nhiên, người lao động cũng được hưởng mức thu nhập xứng đáng với sức lao động của mình bỏ ra.
Ông Đỗ Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Ninh Phong cho biết: Những năm qua, xác định đây là nghề "phụ" nhưng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều lao động địa phương, phường Ninh Phong có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm mới cho nhiều lao động địa phương. Như phối hợp tổ chức dạy nghề mộc nhằm nâng cao tay nghề, cách vận hành máy móc an toàn trong sản xuất… cho người lao động. Tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Hiện nay, dư nợ cho vay các doanh nghiệp, xưởng sản xuất vay là trên 4,6 tỷ đồng… Toàn phường hiện có gần 100 doanh nghiệp, xưởng sản xuất mộc, giải quyết việc làm cho khoảng 4.500 lao động, với mức thu nhập trung bình từ 7-8 triệu đồng/tháng, trong đó chủ yếu là lao động địa phương.
Đối với HTX ẩm thực xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh), những ngày giáp Tết nguyên đán cũng tất bật hơn ngày thường với nhiều đơn hàng đã được đặt trước. Hiện HTX có hơn 20 hộ làm nghề sản xuất bún, bánh các loại. Các cơ sở này sản xuất quanh năm, song vào thời điểm cuối năm bao giờ cũng là lúc bận rộn, hối hả nhất để đáp ứng các đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách.
Theo truyền thống lâu đời của người dân địa phương, đầu năm có thói quen mua bánh đa để lấy may, bởi thế gia đình ông Nguyễn Văn Goòng, thôn Phong An phấn đấu sản xuất tầm 300 bánh đa gấc tráng sẵn để mùng 1 Tết là quạt bán. Để kịp hoàn thành số lượng sản phẩm này, ông Goòng chuẩn bị từ khá sớm các nguyên liệu như gạo, gấc...
"Từ nhiều năm nay, mỗi dịp giáp Tết, tôi đều phải làm số lượng sản phẩm lớn nên đã thành quen. Mọi công việc đều được lo liệu từ sớm và khá khoa học nên cũng không có nhiều vất vả. Ngược lại, tôi thấy rất vui và hạnh phúc khi thứ quà quê dân dã này vẫn còn được nhiều gia đình nâng niu, chọn mua vào dịp Tết"- ông Goòng nói.
Bà Phạm Thị Dung ở xóm Cầu Âu làm bánh mật, bánh nếp cũng hơn 20 năm nay. Tay nghề khéo léo, tỉ mẩn và sự tâm huyết đã tạo nên hương vị đậm đà, đặc sắc cho món quà quê của bà Dung. Giáp Tết, lượng khách tìm đến cơ sở sản xuất của bà Dung đặt bánh làm quà biếu, dâng cúng tổ tiên ngày càng nhiều. Nếu như ngày thường, bà Dung chỉ làm tầm 300 chiếc, thì ở thời điểm này, lượng bánh của bà lên tới 600-1000 chiếc mỗi ngày.
Tuy lượng hàng tăng lên rất nhiều, song bà Dung cũng không muốn thuê thêm người làm. Theo bà Dung, vì "chất lượng bánh ngon hay không là ở đôi bàn tay khéo léo và ở niềm đam mê của người làm. Tôi không yên tâm khi thuê người làm. Bởi lẽ khi tìm đến cơ sở của tôi, nghĩa là khách hàng đã đặt trọn niềm tin. Vì vậy, tôi phải cố gắng làm việc gấp đôi, gấp ba ngày thường bằng việc tự tay làm bánh cho khách. Ở những công đoạn đơn giản hơn, tôi huy động thêm con cháu, người thân cùng làm, nhưng tôi "giám sát" chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cho bánh. Bận rộn đấy, nhưng ai cũng phấn khởi. Cứ khi nào các cơ sở ẩm thực nhộn nhịp, ấy là khi Tết đang cận kề..."- bà Dung vui vẻ nói.
Theo Đào Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công