Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
Những tín hiệu tích cực
Trong thời gian qua, cùng với việc quản lý và bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, luôn chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn. Nhờ đó, số vụ vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp giảm và có nhiều tín hiệu tích cực.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 3.000 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, trong đó có 258 công ty chuyên nhập khẩu. Bình quân các doanh nghiệp này nhập khẩu về sản xuất, chế biến khoảng 380.000m3/năm. Trong đó, các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản chủ yếu tập trung ở những địa phương có làng nghề phát triển như: Hữu Bằng, Chàng Sơn, Hương Ngải, Canh Nậu (huyện Thạch Thất); Tuyết Nghĩa, Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai); Vạn Điểm, Văn Tự (huyện Thường Tín); Chuyên Mỹ, Tân Dân (huyện Phú Xuyên); Liên Hà, Liên Trung (huyện Đan Phượng)...
![]() |
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội tiếp tục khuyến khích các cơ sở đẩy mạnh đầu tư máy móc, thiết bị chế biến lâm sản, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề để sản xuất mặt hàng sản phẩm gỗ chất lượng, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. (Ảnh minh họa) |
Nhìn chung, các doanh nghiệp nhập khẩu lâm sản trên địa bàn chấp hành tốt quy định của pháp luật về hồ sơ nguồn gốc lâm sản. Còn một số cơ sở kinh doanh, chế biến vi phạm thủ tục hành chính trong việc vận chuyển, mua bán sản phẩm lâm sản đã chế biến. Cụ thể, hằng năm, lực lượng kiểm lâm Hà Nội phát hiện, xử lý một số đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép từ các tỉnh lân cận về Hà Nội tiêu thụ hoặc vận chuyển qua địa bàn Hà Nội.
Ở huyện Thạch Thất, với khoảng 300 doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản, được biết, phần lớn nguồn gốc lâm sản của các cơ sở này được nhập khẩu từ khu vực Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu. Những cơ sở kinh doanh lâm sản đều có đều phải có đầy đủ hồ sơ cho mỗi lô hàng, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, kiểm dịch thực vật, giấy thuê tàu vận chuyển, hợp đồng mua bán, bảng kê khối lượng để trình các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Theo ông Nguyễn Trường Giang - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, để tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, cán bộ kiểm lâm thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm sản của các cơ sở, doanh nghiệp. Mỗi năm, trạm tổ chức các đợt tuyên truyền đến chủ doanh nghiệp, hộ gia đình quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản, như: quy định về sổ sách nhập - xuất lâm sản, hồ sơ, thủ tục vận chuyển và kê khai lâm sản...
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật
![]() |
Nguồn nguyên liệu gỗ minh bạch, rõ ràng giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất phục vụ thị trường. |
Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, để hạn chế vi phạm, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn thành phố, Chi cục đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm địa bàn phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý lâm sản.
Hằng năm, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn thành phố. Trong đó, nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành Luật Lâm nghiệp của các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản; rà soát hồ sơ và truy xuất nguồn gốc lâm sản theo quy định. Cùng với đó, Chi cục chỉ đạo hạt kiểm lâm địa bàn tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất những quy định mới của Bộ NN&PTNT, UBND thành phố Hà Nội về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản.
Ngoài ra, Chi cục cũng đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 13/04/ 2020 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản trên địa bàn thành phố Hà Nội; triển khai Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản…
![]() |
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường quản lý của lực lượng kiểm lâm, nhiều năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội không có “điểm nóng” về chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm mạnh. (Ảnh minh họa) |
Qua đó, thực hiện tốt các mục tiêu của ngành lâm nghiệp Hà Nội trong đó có việc bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có, phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào mở rộng diện tích và khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp; tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có rừng./.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 OCOP

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức