Cả nước xây dựng và phát triển 946 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian qua, công tác phối hợp giữa các Sở NN&PTNT, Sở, ngành của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong công tác nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện thường xuyên, hình thức đa dạng đã góp phần bảo đảm nguồn cung các sản phẩm nông lâm thủy sản. Đồng thời cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản phát triển.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm giúp tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến với hệ thống phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra và nguồn hàng, hình thành các chuỗi liên kết bền vững, ổn định. Từ đó các cơ sở mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố.
Cũng theo ông Sơn, Hà Nội có khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn, hàng năm đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước thăm quan, làm việc. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng nông sản của thành phố là rất lớn. Theo thống kê, ước tính nhu cầu tiêu dùng đối với một số nhóm hàng nông lâm thủy sản thiết yếu của Hà Nội như sau: Gạo khoảng 96.700 tấn/tháng, thịt lợn khoảng 19.300 tấn/tháng, thịt bò khoảng 5.350 tấn/tháng, thịt gà khoảng 6.400 tấn/tháng, trứng gia cầm khoảng 129 triệu quả/tháng, thủy sản khoảng 19.250 tấn/tháng…
Khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm, các nông sản thực phẩm khác khả năng đáp ứng khoảng 14-71%. Lượng hàng hóa nông sản còn thiếu và các sản phẩm đặc sản vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân Thủ đô được các kênh phân phối, doanh nghiệp, siêu thị, đơn vị Hà Nội khai thác từ các tỉnh, thành phố và một phần nhập khẩu.
Theo đó, Sở NN& PTNT Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố tham gia chương trình phối hợp đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 946 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nôi (chiếm 57% số chuỗi toàn quốc). 100% các chuỗi cung cấp từ các tỉnh, thành phố, Hà Nội đều được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó 40% số chuỗi cung ứng sản phẩm cho thành phố Hà Nội có ít nhất 1 công đoạn được chứng nhận sản xuất theo một trong các tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO 22000 và hữu cơ.
Các sản phẩm tiêu thụ qua các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm...
Số lượng sản phẩm của một số địa phương tiêu thụ qua các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, thương nhân kinh doanh của Hà Nội tiếp tục tăng trong thời gian vừa qua, nhất là sau thời gian chuyển sang trạng thái bình thường mới. Theo báo cáo ước tính các chuỗi của 43 tỉnh, thành phố trong 11 tháng đầu năm 2022 đã cung cấp về Hà Nội có: 162.500 tấn rau; 53.557 tấn trái cây; 60.429 tấn thịt; hơn 130 triệu quả trứng; 7.597 tấn thủy sản; 19.500 tấn thực phẩm chế biến; 49.129 tấn lương thực. Trong đó, một số tỉnh cung ứng về Hà Nội như tỉnh Hòa Bình cung ứng hơn 1.600 tấn cá sông Đà, hơn 18.000 tấn trái cây; tỉnh Sơn La cung ứng hơn 19.000 tấn rau, củ quả; Công ty WinEco Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp cho hệ thống siêu thị tại Hà nội hơn 2.000 tấn rau, củ…
Bên cạnh những kết quả đạt được thì tỷ trọng sản lượng nông lâm thủy sản theo chuỗi của các tỉnh, thành phố tiêu thụ tại Hà Nội vẫn chưa cao. Một số chuỗi liên kết chưa hoàn chỉnh, quy mô liên kết vừa và nhỏ, chủ yếu là sản phẩm tươi sống, còn thiếu sản phẩm chế biến sâu, chất lượng cao, việc liên kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất đôi khi còn lỏng lẻo, dẫn tới tình trạng phá hợp đồng thường xuyên xảy ra. Hạ tầng thương mại chưa phát triển đồng bộ, nhất là tại các huyện ngoại thành, cơ sở hạ tầng của nhiều chợ đã xuống cấp nên khó khăn cho công tác phục vụ tiêu dùng thực phẩm của người dân.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian tới sẽ phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm, thủy sản theo chuẩn quốc tế, tư vấn cho thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia chương trình phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn và nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng.
Hà Nội tiếp tục thông tin, tuyên truyền quảng bá các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn của các tỉnh, thành phố. Phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giám sát, thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản của các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội tiêu thụ và ngược lại. Hợp tác trong công tác kiểm dịch động vật liên tịch, phòng chống dịch bệnh trên động vật, thủy sản; phát triển sản xuất rau an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; quản lý vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...).
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
11:40 | 30/11/2023 Khuyến nông

Hải Phòng: Mô hình Lính ruồi đen - Thực phẩm sạch góp phần bảo vệ môi trường
09:52 | 30/11/2023 Khuyến nông

Khuyến nông cộng đồng hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững
10:19 | 28/11/2023 Khuyến nông

Khai mạc hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023
21:51 | 24/11/2023 Khuyến nông

Hà Nội: Phát triển, nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả
09:23 | 22/11/2023 Khuyến nông

Thanh Hóa: Chi hơn 13,5 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến nông
09:59 | 14/11/2023 Khuyến nông
Tin khác

Thanh Hóa: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2023
22:21 | 09/11/2023 Khuyến nông

Quỹ Khuyến nông Hà Nội - điểm tựa cho nông dân
09:42 | 08/11/2023 Khuyến nông

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông, khuyến lâm ở Cao Bằng
14:06 | 01/11/2023 Khuyến nông

Hậu Giang: Mô hình nuôi dê sử dụng phụ phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
16:14 | 31/10/2023 Khuyến nông

Đắk Nông: Khai mạc Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên
13:08 | 27/10/2023 Khuyến nông

Hội Nông dân Quảng Ninh Tôn vinh 35 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023
09:23 | 26/10/2023 Khuyến nông

Thanh Hoá: Hiệu quả tích cực từ kết hợp mô hình nông nghiệp với du lịch sinh thái
08:52 | 17/10/2023 Khuyến nông

Vĩnh Phúc: Lan toả mạnh mẽ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
08:50 | 17/10/2023 Khuyến nông

Sông Mã tự tin tiêu thụ hơn 70 nghìn tấn nhãn
13:57 | 02/10/2023 Khuyến nông

Đan Phượng: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
16:08 | 29/09/2023 Khuyến nông

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng
08:07 | 28/09/2023 Khuyến nông

Hà Nội: 200 hộ nông dân, Hợp tác xã tham gia diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông”
09:00 | 15/09/2023 Khuyến nông

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Tiền Giang: Nhìn lại 05 năm thực hiện hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
15:53 | 08/09/2023 Khuyến nông

Nông dân Thạch Thất thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
08:00 | 06/09/2023 Khuyến nông



Hợp tác, đoàn kết quốc tế hướng tới giảm thiểu biến đổi khí hậu
11:17 Tin tức

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Tiền Giang: Quảng bá văn hóa, du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp
09:29 Văn hóa - Xã hội










