"Bông sen xanh" của làng nghề
![]() |
Chị Nguyễn Bích Liên sinh ra và lớn lên tại xóm 9 Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên |
Chị Nguyễn Bích Liên sinh ra và lớn lên tại xóm 9 Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên, nơi khởi nguồn của làng nghề bánh chưng mà mọi người quen gọi là “Bánh chưng Bờ Đậu”. Tuy sinh ra và lớn lên trong làng nghề nhưng chị Liên lại là một nhà giáo. Nghề làm bánh trước đó với chị chỉ là nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập vào những dịp lễ tết mà thôi. Năm 2012 chị về nghỉ hưu, là một đảng viên, chị tham gia vào hoạt động của Ban chấp hành hội phụ nữ xóm. Vốn nhanh nhẹn, tháo vát chị được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng ban quản lý làng nghề, chị chính thức là thành viên từ đó.
Chờ chị gói xong mẻ gạo vào nghỉ tay tôi liền hỏi:
- Làng nghề của mình thành lập từ khi nào vậy ?
Chị rót nước mời tôi rồi thong thả kể:
- Năm 2007 làng nghề được thành lập và đến năm 2009 mới được tỉnh cấp bằng công nhận là làng nghề truyền thống.
- Làng nghề được thành lập có gì khác so với việc bà con sản xuất tự do trước đây? Nó mang lại những lợi ích gì ạ ?
- Khi làng nghề được thành lập việc sản xuất đi vào quy củ hơn, yêu cầu sản xuất cũng trở nên nghiêm ngặt, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Ban kiểm tra chất lượng được bầu ra là những thành viên có uy tín và có kinh nghiệm trong nghề, họ chịu trách nhiệm giám sát việc sản xuất của các hộ. Nhờ đó mà sản phẩm ngày càng được nâng cao về mọi mặt, đáp ứng các tiêu chí về thẩm mĩ cũng như chất lượng. Lợi ích làng nghề đem lại là rất lớn, các hộ có thể vay vốn ngân hàng, từng bước làng nghề đi vào phát triển quy củ, đem lại doanh thu ổn định cho người lao động. Tính đến nay cả làng nghề có 50 hộ với 200 lao động hàng ngày sản xuất hàng nghìn chiếc bánh cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản xuất được duy trì, đảm bảo công ăn việc làm cho các thành viên nên đời sống của bà con không ngừng được nâng cao, thu nhập ổn định, bình quân đạt 6 triệu đồng / người / tháng, nhờ vậy các hội viên đều có nhà cửa khang trang, con cái được học hành tử tế, nhiều cháu đỗ vào các trường Đại học danh tiếng, làng có tới 70% số hộ đã mua được ô tô ! Tất cả đều từ nghề bánh mà ra.
Mắt chị long lanh ánh lên niềm hạnh phúc khi kể với tôi những thành công của làng nghề nơi chị đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho sự phồn thịnh của làng nghề. Trong hơn chục năm là người trực tiếp tham gia quản lý, lãnh đạo làng nghề, chị là người có tầm nhìn xa chiến lược, chị đã tham mưu cùng ban lãnh đạo làng nghề từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu của làng, thông qua các cuộc thi, các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, các dịp lễ hội ở địa phương, các phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung… Vốn nhạy bén nắm bắt thị trường, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và sáng tạo trong sản xuất, chị đã có nhiều sáng kiến nhằm quảng bá cho thương hiệu làng nghề. Bằng những việc làm rất thiết thực năm 2013 đơn vị đã tham gia “Chương trình khảo sát thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng 2013” và vinh dự “Làng nghề bánh chưng số 9 Bờ Đậu” được cấp “Chứng thư thẩm định”. “Đạt top 100 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiểng.” Từ đó thương hiệu này được cả nước biết tới. Nhiệt tình, năng động và có những cống hiến cho sự phát triển làng nghề, năm 2017 chị được Trung ương hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng bằng khen.
- Vì sao chị quyết định thành lập “Hợp tác xã truyền thống bánh chưng Bờ Đậu” ?
- Qua tìm hiểu tôi nhận thấy, khi lập hợp tác xã sẽ có nhiều cái lợi vì thông qua điều lệ hợp tác mới hiện nay các thành viên sẽ có nhiều quyền lợi và lợi ích, mình có đủ tư cách pháp nhân, có thể vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, cùng liên doanh, liên kết chủ động hùn vốn mở rộng kinh doanh, được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, quản lý hợp tác xã… đây cũng là xu thế chung hiện nay. Chính vì lẽ đó mà năm 2020 tôi đã thành lập hợp tác xã. Với 8 thành viên, tôi là giám đốc, anh Nguyễn Tiến Sĩ làm phó giám đốc. Khi Hợp tác xã ra đời đòi hỏi yêu cầu sản xuất cũng cao hơn, dựa theo tiêu chuẩn của OCOP nhằm công khai nguồn gốc hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, và vệ sinh môi trường, tất cả nguyên liệu nguồn hàng đòi hỏi phải có xuất xứ rõ ràng. Đây cũng là một khó khăn mà các thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt, từ vệ sinh nhà xưởng đến các công đoạn sản xuất cũng như thành phần nguyên liệu tạo thành sản phẩm.
- Khi mới thành lập chị đã gặp những khó khăn gì ?
- Rất nhiều khó khăn, chúng tôi phải bắt tay vào làm các thủ thủ tục hồ sơ hành chính để được công nhận, rồi phải tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu. Sao cho giá cả hợp lý và phải đảm bảo chất lượng cũng như số lượng mình yêu cầu. Gạo nếp vải đặt của xã Ôn Lương và Định Hóa, lá dong đặt tại Chợ Đồn, đỗ đặt tại các siêu thị có uy tín, lợn mua tại địa phương, tất cả đều có địa chỉ rõ ràng. Họ là những bạn hàng truyền thống, chúng tôi ký hợp đồng, cam kết hợp tác lâu dài, giữ bình ổn giá. Ngoài ra chúng tôi cho xây dựng, cải tạo, làm mới hệ thống nhà xưởng, mua sắm các trang thiết bị như nồi hơi, nồi điện, tủ bảo ôn, bàn inox… thay dây gói nilon bằng lạt giang truyền thống, việc tuy nhỏ những mang ý nghĩa rất lớn… đảm bảo môi trường sản xuất hợp vệ sinh đạt chuẩn quy định an toàn thực phẩm. Việc này mỗi hộ phải bỏ ra cả trăm triệu đồng. Chính vì làm tốt những khâu trên, nhất là khâu thu mua nguyên liệu đầu vào và thực hiện nghiêm các quy định của hợp tác xã mà tới ngày 08/12/2021 hợp tác của chúng tôi đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao và có mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm của mình.
- Hợp tác đã đi vào hoạt động quy củ, chị còn có điều gì trăn trở không ?
Nghe tôi hỏi, nét mặt chị trở nên trầm tư, rồi chị nói:
- Mới chỉ có 2 năm, có thể coi đây là những thành công ban đầu. Chúng tôi còn nhiều nỗi lo và còn nhiều khát vọng thúc đẩy phát triển hợp tác làng nghề của mình sao cho khang trang, hiện đại. Hiện chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được vốn vay ưu đãi của ngân hàng nên thật khó để mở rộng và nâng cấp cơ sở sản xuất. Xu thế hiện nay là phải hiện đại hóa. Tiêu trí giảm thiểu ô nhiễm môi trường sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người lao động luôn là nỗi trăn trở của chúng tôi. Hiện chúng tôi mới có 20 nồi điện, 5 nồi hơi nhưng phải mua nguồn điện ngoài, giá cao. Tới đây rất mong ngành điện cho kéo mạng ba pha để chúng tôi có thể sử dụng nồi điện thay thế hết những bếp than. Tôi sản xuất thêm các loại bánh như: bánh chưng xanh lá riềng sản phẩm mà tôi đã được trao giải nhất trong hội thi của tỉnh năm 2021, bánh chưng gấc dùng trong các dịp rằm, mồng 1 và lễ hội… đáp ứng mọi thị hiếu của người tiêu dùng. Tôi mong có thể xây một trung tâm giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình kết hợp quảng cáo sản phẩm thông qua mạng xã hội, từng bước phấn đấu để đạt chuẩn OCOP 5 sao.
Nhìn những chiếc bánh chưng xinh xắn từ bàn tay những người thợ tạo ra ai cũng nghĩ là dễ dàng, nhưng để nó đến với người tiêu dùng quả không hề đơn giản, nó là cả một quá trình lao động cực nhọc là cả sự gửi gắm bao tâm tư, tình cảm của những người thợ trong đó, có cả niềm vui, hy vọng và có cả nỗi buồn trăn trở, suy tư ! Nghe chị nói, tôi hiểu chị rất tâm huyết với làng nghề. Ngắm những bằng khen, giấy khen của chị đã phần nào minh chứng cho những công lao chị đã cống hiến cho nghề! Tôi tin với tài năng và quyết tâm của mình nhất định chị sẽ đạt được mục đích của mình. Tôi bỗng liên tưởng chị như một “bông sen xanh” đang độ tỏa hương sắc nơi làng nghề của mình. Bởi chị là Bích Liên cái tên thật đẹp!
Làng nghề chổi đót Hà Ân hơn 150 năm tuổi Làng nghề quết cốm dẹp hơn 100 năm tuổi của đồng bào Khmer Cách tân và bảo tồn giá trị của Làng nghề truyền thống |
Tin liên quan

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 | 12/07/2025 Tin tức

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức
Tin mới hơn

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 | 14/07/2025 Tin tức

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Quảng Ngãi
10:26 | 14/07/2025 Tin tức

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá
10:02 | 14/07/2025 Tin tức

Xã Vật Lại TP Hà Nội công bố các Quyết định tiếp nhận thành lập các tổ chức thuộc Đảng bộ xã và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025
09:42 | 14/07/2025 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 | 12/07/2025 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 | 11/07/2025 Tin tức
Tin khác

Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025
11:56 | 11/07/2025 Tin tức

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 | 10/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
09:45 | 10/07/2025 Tin tức

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 | 09/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
13:56 | 09/07/2025 Tin tức

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế