Bỏ việc ở trời Tây, cô gái Hà Nội về nước khởi nghiệp, kiếm cả trăm triệu mỗi tháng
Chị Mai Lệ Linh (Hà Nội), cho biết sau khi ra trường năm 2009, chị đã có quãng thời gian gần 8 năm làm nghề “gõ đầu trẻ” ở một trường mầm non có tiếng tại Hà Nội. Tuy nhiên, là một người có năng khiếu và tài lẻ về nghệ thuật nên ngay từ khi học Đại học chị đã theo chân những anh chị đi trước để kiếm thêm thu nhập trong lĩnh vực ca hát. Bên cạnh đó, chị cũng tham gia các hội, nhóm, CLB vẽ tranh tường và thiết kế thời trang, thiết kế đồ dùng sáng tạo để bán trong những ngày lễ, tết truyền thống.
Trong thời gian dạy học ở trường mầm non, nhiều học sinh của chị được lựa chọn để tham dự các cuộc thi trên truyền hình dành cho thiếu nhi. Với những tài lẻ của mình, chị đã tự tay thiết kế cho các bé những bộ trang phục và phụ kiện đẹp mắt, nhận được đánh giá cao của nhiều phụ huynh trong trường cũng như khán giả truyền hình.
Chị Linh cho biết đang có thu nhập ổn định với lĩnh vực làm hoa cài áo handmade cao cấp
Từ việc làm tặng những món quà nhỏ cho các con ở trường mầm non, chị nhận được lời khuyên từ các phụ huynh nên làm những sản phẩm này để bán thêm. Vì thế ngoài công việc dạy học ở trường chị dành nhiều thời gian hơn để tập trung làm nơ, phụ kiện váy vóc cho các học sinh lứa tuổi mầm non. Chị Linh chia sẻ, để tạo ra sự khác biệt và dấu ấn cá nhân trong từng sản phẩm, chị thường xuyên lựa chọn những thứ không đụng hàng với ai. Chính vì biết cách tạo ra những sản phẩm độc, lạ nên dần dần chị được nhiều người biết đến hơn.
Sau khi thành công với phụ kiện dành cho trẻ em, chị cũng dành thời gian tìm hiểu và làm phụ kiện dành cho người lớn. Chị khởi đầu bằng việc làm hoa cài áo dành cho mẹ, hoa cài áo cho các MC, BTV của Đài truyền hình, các Studio lớn, nhỏ nơi chị cộng tác. Và cứ thế chị bén duyên với nghề từ phụ kiện váy vóc, nơ bờm, chun cho trẻ em và chuyển sang lĩnh vực phụ kiện trang phục dành cho người lớn từ lúc nào không hay.
Chị Linh cũng cho biết bản thân từng nhận được lời mời sang New Zealand để dạy làm hoa handmade đồng thời làm việc tại một tiệm hoa tươi lớn ở Welllington - 1 trong những thành phố của New Zealand vào năm 2017. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm làm việc tại đây, chị quyết định trở về Việt Nam để tập trung khởi nghiệp với lĩnh vực hoa handmade. Chị chia sẻ, hiện nay mặt hàng chủ đạo của mình là hoa cài áo cho người lớn bởi lượng đơn đặt hàng nhiều, ổn định từ các Studio, các xưởng thiết kế thời trang công sở, cũng như nhóm khách hàng thân thiết,...
Tất cả các loại hoa handmade đều được chị làm thủ công
Cô gái trẻ cho biết số vốn bỏ ra để khởi nghiệp không nhiều, công việc làm các loại hoa handmade cài áo cao cấp dù không quá vất vả, nhưng để làm ra một sản phẩm đẹp và tinh tế thì mất rất nhiều thời gian. Ngoài đam mê với công việc, những người làm loại hoa này còn cần sự tỉ mỉ, khéo léo và có con mắt thẩm mỹ,... Trong quá trình khởi nghiệp, chị đã đào tạo được 2 người làm cùng để chia sẻ công việc với mình. Tuy nhiên, do vẫn là người làm chính nên chị thường xuyên phải dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, lên ý tưởng cho những sản phẩm mới. Ch+ị thừa nhận có những sản phẩm chị dành tới cả tuần, thậm chí nửa tháng để suy nghĩ thiết kế và cách làm để những bông hoa cài áo handmade với chất liệu bằng vải hoặc lụa,... trở nên tinh tế.
Chị cũng chia sẻ các sản phẩm đang thiết kế hiện có 3 mức giá, loại trung bình từ 200.000đ đến 300.000đ/sản phẩm, loại cao cấp từ 350.000đ đến 600.000đ/sản phẩm và loại hoa cài áo dành cho khách VIP, làm theo đơn đặt hàng riêng có thể lên tới 3-4 triệu đồng/sản phẩm. Tất cả các loại hoa handmade đều được chị làm bằng tay và sử dụng nhiệt từ bật lửa một cách khéo léo.
Khi dịch Covid-19 ập đến, nhiều bạn bè là những cô giáo của trường mầm non, thành viên trong gia đình “thất nghiệp”, chị đã tạo điều kiện để những người này học việc và làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Chị Linh cho biết lượng đơn hàng của mình vẫn được duy trì ổn định trong suốt thời gian dịch dã, do đó thu nhập mỗi tháng của thợ chính bên chị hiện nay lên tới 20 đến 30 triệu đồng/tháng.
Theo Dân Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân