Bỏ nghề luật sư về làm “vua côn trùng” đất Bắc, thu tiền tỷ mỗi năm
"Nhận thấy nhu cầu ăn uống và ẩm thực của người dân ở hiện tại và tương lai rất lớn nên tôi đã bắt tay vào nuôi các loại côn trùng phục vụ người mua. Ngay sau đó, tôi đã về nhà tìm tòi, nghiên cứu trên mạng và mua châu chấu về nuôi thử nghiệm nhưng đã thất bại do không biết cách nuôi và không có người chỉ dạy", anh Kiên nói.
Kể lại những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp với côn trùng, bò sát, anh Kiên cho hay, mỗi loài nó có một tập quán sinh sống, chế độ thức ăn khác nhau. Để có được thành quả như hiện nay, anh Kiên đã phải tốn khá nhiều tiền bạc vào những sai lầm trước đó.
"Tôi đã phải mất 1 năm trong thất bại vì không nắm rõ được cách cho ăn, đặc tính phát triển, môi trường sống của chúng", anh Kiên tâm sự.
Khó khăn tiếp theo anh Kiên gặp phải đó là vấn đề đầu ra, anh kể lại khi đó anh đã không biết bán dế cho ai và bán đi đâu. Anh Kiên đã từng phải lấy xe mang dế đi rao bán rong tới các cửa hàng chim cảnh, quán bia…, thậm chí đi biếu với mục đích phủ thương hiệu.
Bên cạnh đó, anh Kiên cũng nhận không ít lời cười chê từ bạn bè nói anh điên khùng. Những những lời nói từ bạn bè không khiến anh Kiên nhụt chí. Sáng đi học, chiều về anh lại cho dế ăn và tìm hiểu tập tính của loại côn trùng này.
Sau thời gian quảng cáo thương hiệu, dân buôn biết đến anh, hai bên kết nối để cùng hợp tác. Nhận thấy thị trường khá tiềm năng, anh "đánh liều" vay mượn tiền của người thân thuê căn nhà 3 tầng rộng khoảng 60m2 làm "trang trại" nuôi côn trùng. Anh suy nghĩ, một mình anh không thể làm được nên đã liên kết với người dân để cùng phát triển. Nhiều lúc, cung không đủ cầu.
Khi biệt danh "Kiên dế" được nhiều nhà hàng biết đến. Năm 2013, anh quyết định mở rộng trang trại hơn nữa. Được sự giới thiệu của người quen, anh tìm đến xã Văn Bình và chọn làm nơi xây dựng trang trại, tạo dựng thương hiệu.
So với trồng trọt, chăn nuôi truyền thống, hiệu quả từ việc nuôi những con côn trùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn của những con dế thái rất đặc biệt đó là những lá rau được trồng hữu cơ sạch 100% không có phân bón hay chất hóa học.
Theo chia sẻ của anh Kiên, do đường ruột của dế thái rất nhạy cảm, nếu ăn phải rau bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hay chất hóa học sẽ khiến dễ chết chỉ sau vài phút. Ngoài bột cám, rau rạch là yếu tố quyết định sự sống còn và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của loại côn trùng này.
"Khi dế được ăn rau sẽ phát triển nhanh, sức đề kháng và chất lượng của con dế sẽ tốt hơn", anh Kiên cho biết.
Điều đặc biệt tiếp theo tại mô hình nuôi dế của anh Kiên đó là, những con dế không được uống nước trực tiếp mà thay vào đó là dế sẽ ăn hoàn toàn bằng rau xanh. Theo lý giải của chủ trang trại, việc làm này sẽ giúp hạn chế tối đa việc xảy ra dịch bệnh.
"Theo thông thường như những người nuôi dế khác, khi dế ăn cám thì sẽ phải cho uống nước. Nhưng tôi nhận ra rằng, khi dế uống nước, chân của chúng sẽ bị dính nước sau đó lại ăn cám sẽ dẫn tới việc cám bị mốc khiến dế sẽ bị tiêu chảy. Vì thế, khi sử dụng rau thay thế nước uống tôi có thể quản lý được nguồn nước đã có sẵn trong rau xanh", anh Kiên tiết lộ.
Không chỉ giúp dế khỏe mạnh, việc sử dụng rau xanh thay cho nước cũng giúp anh Kiên tiết kiệm được nhiều chi phí mua thức ăn cho dế. Ông chủ trang trại dế cho biết đang thực hiện mô hình tự trồng, tự làm. Đó là tự trồng rau, tự quản lý rau và tự cho ăn.
Có thể nói, việc làm này sẽ giúp anh Kiên kiểm soát được các nguồn dịch bệnh có thể lây lan từ đường ăn uống của dế. Ngoài ra, anh Kiên còn có thể tiết kiệm được 30% - 40% nguồn chi phí về thức ăn và nước.
Trước đây, anh Kiên chủ yếu nuôi dế thái nhưng nhận thấy vòng đời loài côn trùng này rất ngắn chỉ từ 65 - 70 ngày nếu không bán được sẽ rất lãng phí. Từ đó, anh Kiên lại quyết định nuôi thêm nhiều loại bò sát, côn trùng và lấy chính nguồn dế dư thừa để làm thức ăn cho chúng.
Hiện tại, ở mô hình của anh Lâm Ngọc Kiên ngoài nuôi dế, anh còn nuôi cả cà cuống, tắc kè, thằn lằn, thậm chí là cả bọ cạp với số lượng lên tới hàng trăm nghìn con.
Để nuôi được một con tắc kè bán ra thị trường sẽ phải mất thời gian ít nhất 6 tháng trở lên với giá hơn 500.000 đồng/con 2 lạng, tắc kè càng lớn giá trị càng cao. Sau khi trừ chi phí, anh Kiên thu về 1 tỷ đồng/năm.
Từ mô hình này, mỗi tháng anh Kiên xuất bán ra được khoảng 4 tấn côn trùng, bò sát các loại. Ngoài ra, anh cũng đã liên kết cung cấp con giống, hướng dẫn quy trình nuôi và bao tiêu sản phẩm đầu ra với hơn 300 hộ dân từ Quảng Trị trở ra.
Chưa hài lòng với thành quả hiện tại, hiện anh Kiên đang tiếp tục nghiên cứu và sản xuất tinh bột dế cũng như các sản phẩm từ nguyên liệu này để hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp hơn.
Theo Hương Nguyễn/Tổ quốc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
21:03 Tin tức
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
21:02 Nghiên cứu trao đổi
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 OCOP