Hà Nội: 14°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

LNV - Huyện Phù Mỹ quy hoạch phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá ngắn ngày ở các khu vực quanh hồ Hội Khánh và kết hợp du lịch di tích: Di tích lịch sử nơi yên nghỉ nhà yêu nước Bùi Điền, chùa Thiên Sanh, núi Hòn Chè - Bệnh xá Nữ ở xã Mỹ Hòa trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

Phù Mỹ là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, có nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như chùa Hang, giếng Tiên, di tích lịch sử Đèo Nhông và đặc biệt là vùng ven biển với bãi cát dài mang vẻ đẹp nguyên sơ của tạo hóa, kéo dài từ thôn Vĩnh Lợi, xã Mỹ Thành đến thôn Phú Thứ, xã Mỹ Đức đã hình thành cho Phù Mỹ nhiều bãi ngang, rạn san hô, vũng và 5 đảo nhỏ: Hòn Khô (Mỹ Đức), Hòn Lao (Mỹ Thành), Hòn Đụn, Hòn Tranh và Hòn Nhàn (Mỹ Thọ).

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

Vẻ đẹp thiên sơ của hồ Hội Khánh

Những thắng cảnh đẹp hoang sơ chưa được đánh thức tiềm năng du lịch ở Phù Mỹ, có lẽ phải kể đến hồ Hội Khánh (còn gọi hồ Đá Trải) nằm men theo chân đèo Truông Gia Vấn, bao bọc bởi ngọn núi Chùa, bên dưới có ngôi chùa Hang độc đáo và di tích lịch sử nơi yên nghỉ của nhà yêu nước Bùi Điền tại xã Mỹ Hòa sẽ là một điểm đến du lịch sinh thái kỳ vĩ.

Đầu tiên phải kể đến chùa Thiên Sanh hay còn được gọi là chùa Hang. Chùa Hang là một hang đá nằm sâu ở lưng chừng núi Chùa, du khách muốn lên chùa phải đi theo dốc đá quanh co cho đến khi nào gặp được tảng đá to là đã tới được mái che của chùa. Chùa ở trên lưng chừng núi nên từ vị trí này du khách có thể ngắm cảnh từ trên cao xuống, nhìn được bao quát không gian xung quanh.

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
Chùa Hang hay còn gọi là chùa Thiên Sanh

Nhà thơ Quách Tấn tả về chùa Hang trong sách “Nước non Bình Định” rằng: “ Hang có tự nghìn xưa, nhưng chùa mới "lập" dưới triều Đồng Khánh hay Thành Thái, tức là vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (1886-1916). Đó không phải là một ngôi chùa mà là một hang đá sâu rộng, bên trong thờ Phật và có sư trụ trì, nên gọi là chùa Hang. Chùa ở lưng chừng núi, mặt hướng về Đông. Trong hang có hai con đường, một đường lên núi, một đường xuống biển, cũng có thể gọi là kỳ. Nhưng muốn vui mắt đăng sơn thì phải ra ngoài hang, trèo lên tảng đá "mái hiên" nhìn quanh bốn mặt. Phía sau là núi, đá chồng chất, cây xanh tươi. Hoa nở rừng sâu, phảng phất mùi hương trộn gió. Phía trước mặt, ruộng vườn bát ngát và trải trùm tận muôn xa để nối liền với mặt biển khơi nửa nổi nửa chìm trong khói sóng. Cảnh khá ngoạn mục!”.

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
Hang đá sâu rộng, bên trong thờ Phật tại chùa Hang

Còn theo Đại đức Thích Nhuận Tín, trụ trì chùa Thiên Sanh thì chùa được khai sơn năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Giai đoạn này, chưa có một cứ liệu lịch sử chính xác. Mãi đến năm 1896, sư Trà Ban về trụ trì tại đây. Ngài là người tinh thông kinh chú, giỏi y thuật. Trong thời gian đi lại các vùng lân cận dùng y thuật cứu người, sư Trà Ban đã thu thập thông tin, cung cấp cho nghĩa quân Trần Cao Vân thời kỳ Trần Cao Vân lấy vùng núi Bình Định, Phú Yên làm căn cứ chống Pháp.

Từ năm 1896-1968, chùa trải qua các đời trụ trì là các vị sư Trà Ban, Nguyên Lượng (dân gian còn gọi là ngài Thiên Sanh), Giác Lượng và thầy Tư Hồ. Ngày 29/1/1968, trong lúc người dân làng tránh bom trong hang, bọn Mỹ - Ngụy ném pháo ngạt làm chết 24 người.

Từ năm 1968-2010, chùa do mẹ con bà Tư trông nom, hương khói. Đến tháng 8/2010, Đại đức Thích Nhuận Tín được bổ nhiệm trụ trì, chùa Hang bắt đầu khởi công xây dựng thêm nhiều công trình phụng sự Phật pháp dưới chân núi, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân trong vùng cũng như nhu cầu thăm quan, vãn cảnh của khách thập phương.

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
Con đường tuyệt đẹp vào thôn Truông Gia Vấn nằm bên hồ Hội Khánh

Toàn huyện Phù Mỹ có 45 hồ chứa nước, đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cùng vẻ đẹp bình dị, hoang sơ, nhiều hồ trở thành điểm đến hấp dẫn như: Hồ Hố Voi (Mỹ Trinh), hồ Hóc Môn (Mỹ Châu), hồ Hội Khánh (Mỹ Hoà). Du khách men theo dòng nước lòng hồ Hội Khánh để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp như một “Tràng An” trên vùng đất Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Nói về vẻ đẹp và sự thích thú đối với vùng đất Truông Gia Vấn và hồ Hội Khánh, ông Châu Văn Quang, Giám đốc Hợp tác xã chế tác đá hoa cương Bảo Thắng Phù Mỹ chia sẻ: Vẻ đẹp nơi đây là sơn bao thủy bọc, các ngọn núi Chùa, núi Đá Trải ngoài sự thể hiện hình thù của các linh vật còn chứa đựng nhiều sản vật đến bây giờ cũng chưa khai thác được và có nhiều dấu tích Chiêm Thành trên vùng đất này. Tô điểm thêm cho bức tranh sơn thủy Truông Gia Vấn là suối Cây Cầy ở thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa. Suối tuy ít nước nhưng không khí lúc nào cũng mát lạnh bởi bóng cây cổ thụ bao bọc bên bờ suối. Càng ngược lên thượng nguồn, cảnh sắc càng quyến rũ, với những tảng đá lớn, bằng phẳng được điểm xuyết bởi đàn bướm, đàn cò trắng bay lượn giữa núi rừng thượng sơn. Khí hậu vùng đất nơi đây mát mẻ quanh năm, đất lành trù phú, cây trái tốt tươi với tiêu chí “3 sạch” đất sạch, nước sạch, không khí sạch rất lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
Di tích lịch sử nơi yên nghỉ nhà yêu nước Bùi Điền

Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Lê Văn Lịch cho biết: UBND huyện Phù Mỹ đã có Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Hoà, huyện Phù Mỹ đến năm 2035. Mỹ Hòa phát huy các lợi thế là xã nằm trong phát triển đô thị, công nghiệp, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua thuận lợi có phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi tập trung dựa trên lợi thế về đất đai, nguồn nước; có điều kiện mở rộng không gian về hướng Đông; phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ lan tỏa về phía Tây của thị trấn Phù Mỹ; cảnh quan tự nhiên đa dạng phía Tây của xã, kết nối các điểm hồ, điểm du lịch phía Tây của huyện tạo thành vành đai du lịch của huyện, nhiều dư địa cho phát triển các loại hình du lịch. Định hướng cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn kết với phát triển thương mại, dịch vụ du lịch sinh thái trải nghiệm.

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

Di tích lịch sử nơi yên nghỉ nhà yêu nước Bùi Điền nằm trong quần thể du lịch sinh thái tại xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ

Theo đó, huyện Phù Mỹ quy hoạch phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá ngắn ngày ở các khu vực quanh hồ Hội Khánh thôn Hội Khánh, diện tích khoảng 70 ha và kết hợp du lịch di tích: Di tích lịch sử nơi yên nghỉ nhà yêu nước Bùi Điền, chùa Thiên Sanh, núi Hòn Chè - Bệnh xá Nữ (là căn cứ địa cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ của Khu 5, là tiền thân của Trạm Phẩu Hoài Nhơn), để Mỹ Hòa xứng tầm là xã thuộc phân vùng II theo phân vùng phát triển của đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là vùng phát triển đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch trải nghiệm và công nghiệp phụ trợ.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Tin khác

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

LNV - Trong những năm gần đây, ngoài việc phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh khai thác, quảng bá gắn với phát triển du lịch phát triển các sản phẩm, đặc sản địa phương nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến tham quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Chùa Bối Khê xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

LNV - Sáng ngày 7/02/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê.
Bình Định: Sắc hồng khoe thắm nơi cổng trời Vĩnh Sơn

Bình Định: Sắc hồng khoe thắm nơi cổng trời Vĩnh Sơn

LNV - Để đánh thức tiềm năng, khai thác du lịch bản địa của đồng bào Ba Na Kriêm, huyện miền núi Vĩnh Thạnh lần đầu tổ chức ngày hội hoa đào với chủ đề “Sắc xuân hoa đào kết nối văn hóa” diễn ra trong 2 ngày 8 – 9/2/2025 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại làng K3, xã Vĩnh Sơn.
Vĩnh Thạnh thu hút du khách dịp đầu xuân với sự kiện Ngày hội hoa anh đào

Vĩnh Thạnh thu hút du khách dịp đầu xuân với sự kiện Ngày hội hoa anh đào

LNV - Trong 2 ngày 8 và 9/2/2024 (nhằm ngày 11 - 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), lần đầu tiên tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra ngày hội hoa đào với chủ đề “Sắc xuân Hoa Đào - Kết nối văn hóa”.
Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội

Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội

LNV - Du lịch làng nghề đang trở thành xu hướng mới. Nắm bắt cơ hội, ngành du lịch Thủ đô triển khai tuyến du lịch “Khám phá di sản Nam Thăng Long – Hà Nội”. Đến nay đã thúc đẩy quảng bá hoạt động du lịch gắn với di sản làng nghề.
Lượng tìm kiếm đặt phòng từ khách quốc tế tăng 139%

Lượng tìm kiếm đặt phòng từ khách quốc tế tăng 139%

LNV - Du lịch Tết Nguyên đán 2025 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch trong nước, du lịch nước ngoài và du khách quốc tế đến Việt Nam.
Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

LNV - Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã trở thành hướng phát triển đầy triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng vùng nông thôn và tạo cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, gia tăng giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP

OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Thời điểm vàng để kích cầu du lịch cuối năm

Thời điểm vàng để kích cầu du lịch cuối năm

LNV - Dịp cuối năm là thời điểm ‘vàng’ cho các hoạt động kích cầu tiêu dùng; đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm thông qua các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng.
Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An

Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An

LNV – Là huyện miền núi, vùng cao, biên giới thuộc miền Tây của tỉnh Nghệ An, Con Cuông có nhiều lợi thế về cảnh sắc, văn hoá của các dân tộc thiểu số phù hợp với định hướng phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

LNV - Chiều 16/12, tại TP Quy Nhơn, Sở Du lịch Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết công tác của ngành năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

LNV - Chúng tôi đặt chân đến Hải Vân Quan (nằm ở ranh giới Đà Nẵng và Huế) vào một buổi sáng tháng Tám, giữa cái nắng dìu dịu của miền Trung và những làn gió mát từ biển khơi thổi vào. Trên đỉnh đèo Hải Vân, khung cảnh rộng lớn trải dài, nơi những ngọn núi xanh ngắt như hòa vào bầu trời và biển cả. Trong không gian đó, Hải Vân Quan sừng sững, mang trong mình bề dày lịch sử và vẻ đẹp bất tận, như một bức tranh được tô điểm bởi thời gian và thiên nhiên.
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

LNV - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường không chỉ là một hoạt động sản xuất thủ công mà còn mang đậm giá trị văn hóa, phản ánh đời sống, phong tục tập quán và bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường. Tại xã Kim Thượng và xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một di sản quý giá, được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm

“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm

LNV - Ngày hội Người Bình Định tại TP Hồ Chí Minh lần thứ 9 - năm 2025, với chủ đề “Đất võ tình người” là nơi hội tụ của mỗi người con Bình Định xa quê sau dịp Tết Nguyên đán, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng cống hiến cho quê hương Bình Định phát t
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố n
Cầu nối giúp dân xây dựng nông thôn mới và cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Cầu nối giúp dân xây dựng nông thôn mới và cuộc sống ấm no, hạnh phúc

LNV - Thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã gắn từng nội dung của cuộc vận động với các nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP, huy động sức dân và nêu cao tinh thần
Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng

LNV - Thời gian qua, cùng với những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của tỉnh, cộng đồng các doanh nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng, chất lượng. Những kết quả, bước tiến trong sản xuất, kinh doanh không chỉ tạo việc làm, đóng góp
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động