Bình Định: Nghệ nhân trẻ tạo phôi mai bonsai độc đáo, giá trị
Vườn mai bonsai bạc tỷ
Thị xã An Nhơn ( Bình Định ) được mệnh danh là “thủ phủ mai vàng miền Trung”. Ở đó có nghệ nhân Nguyễn Văn Duy với thâm niên 18 năm trồng và chơi bonsai. Tuy trẻ tuổi, anh Duy đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen như: Đạt giải Nhì tạo dáng mai truyền thống, đạt giải Bạc tạo dáng mai bonsai trong Cuộc thi “ Mai vàng Thị xã An Nhơn”; Chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân sinh vật cảnh của Ban chấp hành Hội sinh vật cảnh tỉnh Bình Định năm 2020, nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định…
Hiện nay, nghệ nhân Nguyễn Văn Duy là chủ vườn mai Duy Tân (Nhơn Hạnh, thị xã An Nhơn ) rộng 3500m2 với khoảng 3.000 cây thương phẩm, hơn 100 cây bonsai nghệ thuật tuổi đời trên 15 năm và 1 vạn cây con. Trong đó, nhiều gốc với dáng thế đẹp, độc lạ có giá trị lên đến vài trăm triệu đồng.
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Duy với vườn mai được đánh giá đặc sắc nhất nhìn tỉnh Bình Định
Kỳ công kỹ thuật trồng mai bonsai phong cách: Cổ, kỳ, mỹ
Đi theo lối chơi mai thế “nhất thế, nhì thân, tam cành, tứ nụ”, là cây mai được tạo dáng từ lúc nhỏ với nhiều dáng thế khác nhau mang tính nghệ thuật cao. Điểm mạnh khác biệt với các nghệ nhân khác của anh Duy là nghệ thuật nuôi đế xù, lão, quái từ cây con, đó là điều chưa có nghệ nhân trẻ nào làm được và đây có thể trở thành xu hướng chơi mai bonsai trong tương lai của làng mai Bình Định cũng như cả nước . Anh Duy chia sẻ: “So với trồng mai thương phẩm theo truyền thống ở An Nhơn thì cây mai bonsai có giá trị hơn nhiều. Do vậy, để tạo một cây mai đẹp thì rất kỳ công, mất nhiều thời gian lên đến cả chục năm. Một tác phẩm bonsai giá trị, ngoài dáng thế độc đáo thì phải có tuổi đời từ vài chục đến hàng trăm năm tuổi mới có thể đem lại kinh tế cao”.
Anh Duy chia sẻ thêm: “Người làm nghề bonsai phải đặt cái tâm lên hàng đầu và kiên trì, kiên nhẫn bởi cây bonsai khó chăm hơn tất cả các cây khác. Không những vậy, nghệ nhân trồng bonsai cũng phải có kiến thức chuyên môn vững về sinh vật cảnh, nuôi trồng, uốn nắn.”
Tác phẩm mai bonsai đang hình thành dưới bàn tay của nghệ nhân Nguyễn Văn Duy
Tìm tòi xu hướng mới
Hiện nay, để tạo ra một tác phẩm bonsai đẹp với bộ đế, gốc to thì dễ, nhưng để tạo ra hàng loạt giống mai từ cây con là điều mà anh Duy đã kỳ công tìm tòi học hỏi, nâng cao trình độ.
Không những thế, phôi cây do anh tạo ra còn phải lưu tâm đến nhiều yếu tố khác như: khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích ứng với biến động thời tiết, tốc độ lớn của cây, sinh nhiều chối, dày búp…
Điểm độc đáo ở đây là để một cây mai có đế đẹp thì phải trồng trên 30 năm, tuy nhiên anh Duy đã nghiên cứu kỹ thuật chỉ cần 10 đến 20 năm là sẽ có một đế mai đẹp chuẩn, xù, có độ phủ vô cùng đặc sắc.
Từ 2020 đến nay, thị xã An Nhơn tổ chức Hội thi Mai vàng thu hút nhiều nhà vườn trên địa bàn, hội tụ nhiều nghệ nhân kì cựu với không gian trưng bày gần 2.000 tác phẩm. Tại đây, các nghệ nhân đã thi tài những nội dung như: Mai truyền thống, mai bonsai, tay nghề tạo dáng bonsai. Anh Duy đã nhận được nhiều giấy khen từ hội thi này, qua đó anh còn tạo tinh thần phát triển cây cảnh ở địa bàn, đem lại đóng góp cho địa phương với việc tạo ra một cộng đồng mai bonsai, làm cầu nối giao lưu và hỗ trợ nhiều nhà vườn khác trong thị xã. Đến thăm vườn mai anh Duy, chúng tôi thấy rõ sự thỏa mãn thú chơi tao nhã của anh, vừa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, vừa tạo ra được việc làm cho nhiều nông dân khác là điều rất đáng biểu dương.
Nhờ sư sáng tạo không ngừng, nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Duy tiếp tục đứng vững trên thị trường Mai vàng An Nhơn, Bình Định.
Bài, ảnh: Kiều Ý
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông