Bình Định: Làng nghề bánh tráng gạo đỏ An Giang Đông phát triển sản xuất trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch Covid- 19
Toàn xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) hiện có trên 160 hộ làm nghề sản xuất bánh tráng, trong đó tập trung chủ yếu tại Làng nghề bánh tráng thôn An Giang Đông với khoảng 100 hộ, thôn An Giang Tây khoảng 40 hộ, còn lại rải rác ở các thôn khác. Mặc dù sản xuất trong điều kiện phòng chống dịch Covid- 19 nhưng do áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bánh tráng được duy trì nên mỗi tháng Làng nghề sản xuất ra gần 1 triệu chiếc bánh và được tiêu thụ hết ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận
Việc tráng bánh theo hình thức thủ công này đã hình thành hàng trăm năm nay với sản phẩm có đặc trưng riêng biệt, dễ nhận biết nhờ công thức pha trộn theo tỷ lệ 90% gạo đồng và 10% gạo đỏ được mua từ các tỉnh Tây nguyên nên khi nướng bánh có màu hồng nhạt của gạo đỏ và do làm nguyên chất từ gạo nên có vị thơm ngọt đặc trưng của bột gạo. Tất cả các khâu chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công. Trong điều kiện dịch Covid- 19 như hiện nay, các khâu đều được người làm bánh phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, chia ca ra để làm trách tụ tập đông người…
Cũng như nhiều hộ khác trong làng nghề, gia đình ông Thái Văn Bình và bà Trần Thị Đức ở xóm 4, thôn An Giang Đông, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) vẫn tráng bánh đều đặn hàng ngày với số lượng bình quân 15 kg gạo mỗi ngày, cho ra 300 chiếc bánh. Bên cạnh bánh thuần gạo, tùy theo đơn đặc hàng mà một số hộ còn cho thêm mè đen, dừa, hành, tiêu vào bánh.
Hiện mỗi tháng gia đình bà Đức làm ra khoảng 9.000 chiếc bánh tráng cung cấp cho thị trường trong tỉnh và cho bạn hàng tại TX. Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) với giá bán 13 ngàn đồng/10 cái bánh, cho doanh thu gần 12 triệu đồng/tháng, lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng.
“Nghề tráng bánh có từ xưa tới nay, bà con ở đây xem là nghề truyền thống từ cha ông để lại, chúng tôi giữ lấy nghề và sinh sống bằng nghề này bao năm qua. Công thức pha trộn chủ yếu là chín phần gạo Khang Dân cộng với 1 phần gạo đỏ nhập từ các tỉnh Tây nguyên và nêm thêm một lượng muối vừa đủ trộn với nước để xay ra bột nước rồi sau đó tráng bánh. Trong điều kiện dịch bệnh Covid- 19 đang lây lan ở một số tỉnh thành trong cả nước, chúng tôi đã được cán bộ địa phương tuyên truyền áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, không tụ tập đông người… Nhờ thực hiện các biện pháp phòng chống Covid- 19 cũng như các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên sản phẩm bánh tráng chúng tôi làm ra được người tiêu dùng chấp nhận, làm ra đến đâu tiêu thụ hết tới đó nên việc sản xuất của chúng tôi ít bị tác động xấu của dịch Covid- 19 gây ra” bà Trần Thị Đức cho biết thêm.
Gia đình bà Lê Thị Khánh ở xóm 5, thôn An Giang Đông, bình quân mỗi ngày làm ra 400 chiếc bánh từ 20 kg gạo nguyên liệu, cung cấp khoảng 12 nghìn chiếc bánh cho các chợ ở khu vực lân cận và thị trường TP. Hồ Chí Minh. Riêng tháng giáp Tết, nếu thời tiết thuận lợi, gia đình bà làm ra gần 600 chiếc bánh mỗi ngày. Ngoài đặc trưng bánh tráng được pha thêm gạo đỏ, bánh tráng của Làng nghề An Giang Đông còn trải qua giai đoạn khác biệt với những Làng nghề bánh tráng khác là khâu “nới bánh”. Sau khi phơi được khoảng 2 giờ đồng hồ thì bánh được lật mặt để không dính vào vỉ và được kẹp thêm một vỉ tre khác để giúp bánh thẳng, không bị cong vênh.
Ông Lê Lãnh, Trưởng thôn An Giang Đông, xã Mỹ Đức, cho biết: bánh tráng của chúng tôi làm ra có nét đặc trưng riêng, có mùi thơm của tinh bột gạo và không trộn bột sắn. Tùy nhu cầu mà khách hàng có thể đặc hàng chúng tôi sản xuất bánh tráng có trộn thêm các loại hạt như mè đen, hành củ thái mỏng, bột tiêu, cơm dừa… Hiện nay bánh tráng của thôn An Giang Đông đã “đi” nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc nhưng Nhãn hiệu Bánh tráng An Giang Đông vẫn chưa có, vì vậy để nghề Bánh tráng An Giang Đông phát triển hơn nữa, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống kinh tế cho người làm bánh, chúng tôi rất tha thiết các cấp, các ngành có liên quan tiếp tục quan tâm, giúp đỡ bà con chúng tôi đăng ký nhãn hiệu Bánh tráng An Giang Đông trong thời gian tới.
Chỉ riêng Làng nghề Bánh tráng An Giang Đông, xã Mỹ Đức mỗi tháng sản xuất ra gần 1 triệu chiếc bánh, toàn bộ được tiêu thụ hết tại thị trường trong tỉnh Bình Định và các địa phương khác như TX. Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), Phú Quốc (tỉnh Kiêng Giang), TP. Hồ Chí Minh…mang về thu nhập hơn 1,3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/tháng.
Tuy thu nhập bình quân của từng hộ chưa cao nhưng cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho các hộ trong Làng nghề bỡi điều kiện canh tác nông nghiệp ở vùng đất này hết sức khó khăn do khí hậu khô hạn nhiều tháng trong năm và nguồn nước tưới khan hiếm.
Bánh tráng được phơi trên giàn cao cách mặt đất khoảng 50 cm, sau khi phơi được khoảng 2 giờ đồng hồ thì bánh được lật mặt “ nới bánh” để không dính vào vỉ và được kẹp thêm một vỉ tre khác để giúp bánh thẳng, không bị cong vênh; người làm bánh hay phơi bánh đều phải đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid -19
Mặc dù sản phẩm bánh tráng gạo đỏ của làng nghề được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ mạnh quanh năm, tuy nhiên do chưa có thương hiệu, nhãn hiệu đặc trưng, sử dụng máy móc thay cho thủ công nên sản lượng làm ra còn thấp, giá trị kinh tế mang lại chưa cao. Chính vì thế, vừa qua UBND xã Mỹ Đức đã lập Đề án xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề đồng thời vận động bà con mạnh dạn đầu tư, trang bị máy móc vào sản xuất. HTX Nông nghiệp Mỹ Đức được giao nhiệm vụ kết nối với bà con làng nghề để sản xuất bánh tráng theo tiêu chuẩn cao hơn để cung cấp cho hệ thống siêu thị.
Ông Đào Duy Nguyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), cho biết: Với làng nghề bánh tráng An Giang Đông đã có từ rất lâu, nhiều hộ tham gia sản xuất, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhãn hiệu rõ ràng. Trong điều kiện dịch bệnh lây lan nhanh tại một số địa phương trong cả nước như hiện nay, để thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dich vừa phát triển kinh tế không để dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn. Chính quyền địa phương và các hội đoàn thể đã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con tăng gia sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid -19. Hiện tại, xã đang vận động bà con Làng nghề bánh tráng An Giang Đông đầu tư trang thiết bị thay đổi phương thức sản xuất bánh tráng để tăng số lượng và chất lượng, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận kinh tế, chính quyền và hội đoàn thể xã Mỹ Đức hiện đang xúc tiến đăng ký nhãn hiệu tập thể, ứng dụng công nghệ sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký làm sản phẩm OCOP của xã đồng thời đa dạng hóa sản phẩm bánh tráng, chế biến thành sản phẩm ăn liền được đóng gói trong bao bì có thương hiệu, nhãn hiệu để đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
Hy vọng trong thời gian tới đây, bánh tráng gạo đỏ An Giang Đông, xã Mỹ Đức được biết đến với danh tiếng vốn có của mình từ xưa đến nay; không chỉ niềm tự hào của người dân làng nghề mà còn góp phần phát triển dịch vụ du lịch làng nghề, phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, chủ động vượt qua giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19./.
Bài, ảnh: Ngọc Châu – Văn Toại
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP