Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
Cảng cá Đề Gi tạo nguồn sinh kế
Từ bao đời nay, hàng trăm gia đình ngư dân đang sinh sống tại thôn An Quang Đông và An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát sinh sống nhờ vào cảng cá Đề Gi. Gia đình nào kinh tế khá giả thì mua ghe tàu đánh bắt xa bờ, hộ nào gia cảnh khó khăn thì làm bạn thuyền với chủ tàu để mưu sinh.
![]() |
Cảng cá Đề Gi tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát |
Chồng chết một mình gồng gánh nuôi ba đứa con nên mặc dù ở tuổi lục tuần, bà Nguyễn Thị Thọ ở thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát hằng ngày vẫn đến cảng cá Đề Gi làm thuê, làm mướn cho các chủ tàu hoặc thương lái mua bán hải sản để kiếm tiền mưu sinh.
Lấy chồng từ khi còn rất trẻ cho đến khi người chồng là trụ cột gia đình không còn nữa, bà Nguyễn Thị Thọ vẫn sống nhờ vào cảng cá Đề Gi mấy chục năm nay. Tuy hiện giờ con cái đã lớn, nhưng cũng chỉ theo làm bạn thuyền cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ nên lâu lâu mới trở về nhà cùng bà ăn bữa cơm gia đình.
![]() |
Khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đề Gi |
Ngồi nhìn những con tàu vươn xa khơi tại cảng cá Đề Gi, bà Nguyễn Thị Thọ chia sẻ: Nghề đánh bắt xa bờ hay gần bờ đều rất vất vả, các chủ tàu đi đánh bắt theo mùa trăng, lúc có cá lúc không, rất vô chừng, có chuyến đi lời, có chuyến lại lỗ. Nhưng dù lời hay lỗ thì người dân nơi đây đều phải bám biển, bởi ngoài đi biển, làm thuê mướn tại cảng cá Đề Gi, người dân chúng tôi cũng không biết sinh sống bằng nghề gì. Tôi dù đã tuổi 60 vẫn bươn chải làm thuê tại cảng cá kiếm sống hằng ngày. Nếu không có cảng cá Đề Gi, không biết người dân ở Cát Khánh sinh sống bằng nghề nào?
Vừa chật vật lôi những thùng xốp để bỏ cá và đá vào ướp lạnh, vừa lấy tay lau những giọt mồ hôi đọng trên trán, bà Võ Thị Đào (70 tuổi) ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát chia sẻ: Dân chúng tôi sinh sống ở đây làm nghề biển nên cuộc sống rất cơ cực. Gia đình có điều kiện kinh tế thì mua tàu ghe đi biển vài năm cũng trở nên khấm khá, còn nhà nào gia cảnh khó khăn thì làm thuê mướn cả đời không thể khá lên được.
![]() |
Phần lớn phụ nữ làm thuê mướn tại cảng cá Đề Gi để mưu sinh hằng ngày |
Thở dài vì mệt mỏi, bà Võ Thị Đào tâm tư: Ở xã Cát Khánh, phần lớn phụ nữ đều làm thuê mướn tại cảng cá Đề Gi, còn đàn ông, thanh niên khỏe mạnh làm bạn thuyền cho các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ theo mùa khai thác, lâu lâu họ mới trở về nhà thăm gia đình vợ con. Bởi vậy, mọi việc trong nhà do một tay người phụ nữ là những người mẹ, người vợ đều gánh vác lo liệu yên ổn mọi bề hai bên nội ngoại, để cho chồng con chúng tôi yên tâm vươn khơi bám biển.
Lấy chiếc nón lá phe phẩy quạt vào người, bà Võ Thị Đào tiếp lời: Đó là những ngày trời êm biển lặng, mưa thuận gió hòa, còn những ngày giông bão, sóng to gió lớn mới là nỗi ám ảnh, lo sợ của chị em phụ nữ ở nhà mà chông ngóng tin tức chồng con nơi xa đất liền đang đánh bắt ngoài biển khơi. Sợ nhất là những lúc họ bặt vô âm tín, không có tin tức nào của chồng con là chúng tôi đứng ngồi không yên, mất ăn mất ngủ vì lo lắng. Tuy vất vả là thế, nhưng cuộc đời ngư dân vẫn phải bám biển mưu sinh, biển là lẽ sống, là nơi tạo nguồn sinh kế cho ngư dân bám biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiên liêng của Tổ quốc.
![]() |
Mở rộng cảng cá Đề Gi hướng đến cảng cá loại I trong tương lai |
Mở rộng cảng cá đón tương lai
Cảng cá Ðề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát vừa là điểm cập bến, vừa là điểm xuất phát vươn khơi của tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ. Ðây cũng là nơi tiếp nhận, phân phối, tiêu thụ, sơ chế, bảo quản hải sản để cung ứng cho thị trường tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm cho đến chiều tà, cảng cá Đề Gi lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán, người làm thuê, người dọn vệ sinh khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá và tiếng còi tàu thuyền báo hiệu vào bờ hoặc rời bến, cùng với tiếng búa đập chan chát, tiếng gỗ sắt va chạm vào nhau do sửa chữa tàu bị hư hỏng. Cứ thế, mỗi người, mỗi việc, mỗi âm thanh đã cộng hưởng tạo nên không gian sống động, nhộn nhịp nơi cảng cá Đề Gi. Xa xa phía mặt nước biển là những con tàu được sơn xanh đỏ, chiếc nào cũng cắm cờ Tổ quốc bay phất phới. Tất cả tạo nên bức tranh cuộc sống bình yên, hiền hòa, no đủ của những ngư dân giữ nghề bám biển hướng tới tương lai tươi sáng.
Ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định 7334 đồng ý chủ trương đầu tư dự án Mở rộng cảng cá Đề Gi đạt công suất lượng thủy sản qua cảng 30.000 tấn/năm, để đảm bảo tiếp nhận thêm lượng thủy sản khi thực hiện di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi; từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cá Đề Gi đồng bộ để đạt cảng cá loại II kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng theo quy hoạch, hướng đến cảng cá loại I trong tương lai; kết hợp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho ngư dân khai thác trên biển, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế biển, với kinh phí đầu tư 50 tỷ đồng.
Để thực hiện Đề án di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại đầm Đề Gi, phải di dời 602 tàu cá với hơn 200 chủ tàu tại cảng cá Quy Nhơn đến khu tái định cư Vĩnh Lợi, huyện Phù Mỹ.
Tại cuộc họp báo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quý IV năm 2024 vào chiều 8/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang khẳng định, việc người dân đến khu tái đinh cư Vĩnh Lợi và di dời tàu thuyền đến khu vực đầm Đề Gi theo dự án Mở rộng cảng cá Đề Gi đúng tiến độ vào năm 2025, sẽ được đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất về nơi ở mới, nguồn sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp. Thời gian tới, chính quyền các cấp triển khai công tác tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân bị ảnh hưởng dự án tại cảng cá Quy Nhơn an tâm, đồng thuận di dời đến nơi ở mới.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế
Tin khác

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 Du lịch làng nghề

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật
14:46 Tin tức